Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân chủ Tây Ban Nha”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: Đại Hội → Đại hội (3) using AWB
n →‎Nhà vua và đối ngoại: tên bài chính, replaced: Braxin → Brasil
Dòng 117:
Nhà vua có quyền bổ nhiệm đại sứ tại nước ngoài và nhận quốc thư từ đại sứ các nước. Tuy nhiên Chính phủ hiện tại quản lý chính sách ngoại giao thay mặt nhà vua. Ngoài ra, nhà vua còn có thể chấp thuận các hiệp ước hợp tác phù hợp với Hiến pháp.
 
Với vương quyền của mình, trong những năm đầu lên ngôi vua Juan Carlos thực hiện chính sách Đối mặt với quá khứ và Hòa giải, cải thiện đáng kể vị thế của Tây Ban Nha trên trường quốc tế. Nhà vua hòa giải mối quan hệ lịch sử với Hà Lan và cải thiện mối quan hệ với Pháp, Đức dẫn tới việc Tây Ban Nha trở thành thành viên của EU và NATO. Trong mối quan hệ giữa chính quyền Franco với Giáo hoàng trong việc cải cách Công đồng Vaticanô II, cá nhân Juan Carlos đã gặp Giáo hoàng liên tiếp cải tiến đáng kể mối quan hệ ngoại giao giữa Toà Thánh và Tây Ban Nha, và với Giáo hoàng Paul VI đã ban phúc cho Juan Carlos trong công cuộc cải cách dân chủ. Hiến pháp cho vua đặc biệt trách nhiệm xúc tiến quan hệ Tây Ban Nha với thành viên của cộng đồng lịch sử của nó, quốc gia trước đây một phần lãnh thổ của Tây Ban Nha cũng như quan hệ với Bồ Đào Nha và BraxinBrasil. Thực hiện trách nhiệm này, vua của Tây Ban Nha làm Chủ tịch của 24 thành viên Tổ chức Ibero-America. Năm 2008 vua Juan Carlos được bình chọn là lãnh đạo nổi tiếng nhất trong tổ chức Ibero-America.
 
Vua được Bộ Ngoại giao giúp đỡ trong việc quan hệ ngoại giao, và thành viên cấp cao của bộ Ngoại giao luôn có sẵn khi nhà vua ở nước ngoài và đại diện cho Tây Ban Nha. Hoàng gia phối hợp thực hiện với bộ Ngoại giao để đảm bảo ngoại giao thành công. Ngoài ra các thành viên khác của Hoàng gia, đặc biệt là Thân vương Asturias có thể đại diện cho Tây Ban Nha trên trường quốc tế. Mặc dù chế độ quân chủ độc lập với Chính phủ, nhưng để thống nhất chính sách ngoại giao các bài diễn văn của Hoàng gia được thảo luận tại bộ Ngoại giao, để đảm bảo sự thống nhất giữa quan điểm của nhà vua và chính sách ngoại giao của Chính phủ. Khi cần thiết nhà vua và Chính phủ có thể tập trung vào 2 khía cạch khác nhau trong 1 cam kết ngoại giao. Nhà vua có thể nhấn mạnh một khía cạnh việc thúc đẩy dân chủ và mối quan hệ lịch sử; trong khi chính phủ tập trung vào các chi tiết kế hoạch chiến lược và phối hợp song phương.