Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lưu Nghĩa Khang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
GHA-WDAS (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: Bot: performed general fixes, WP:CHECKWIKI error fixes, also loaded scripts written by User:Alphama
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
Nghĩa Khang vốn không có học vấn, nên chẳng nắm được đạo lý; tự cho rằng mình với hoàng đế là anh em chí thân, không cần giữ khoảng cách như vua tôi thông thường, vì vậy cứ thực lòng hành xử, không kiêng dè những việc sẽ khiến nhà vua nghi ngờ. Nghĩa Khang dưới quyền có hơn 6000 thủ hạ, nhưng không thông báo lên triều đình. Địa phương dâng lễ vật, đều đem thượng phẩm cho Nghĩa Khang, thứ phẩm cho hoàng cung. Văn đế từng ăn cam vào mùa đông, than rằng cam xấu, Nghĩa Khang đang ngồi đấy, nói: “Năm nay cam rất tốt mà!” Rồi sai người về Đông phủ lấy cam, dâng lên những trái đều lớn hơn đồ ngự 3 tấc.
 
Thượng thư bộc xạ [[Ân Cảnh Nhân]] được Văn đế sủng ái, vốn cùng Lưu Trạm thân thiết, về sau lại bất hòa. Trạm thường cậy quyền tể tướng của Nghĩa Khang hòng hãm hại Cảnh Nhân, nhưng Cảnh Nhân được Văn đế che chở, Nghĩa Khang cũng không nghe theo, khiến Trạm thất vọng. Người Nam Dương là Lưu Bân có họ hàng xa với Trạm, giỏi xử lý dân sự, được Nghĩa Khang biết tài, cất nhắc từ Tư đồ hữu trưởng sử lên làm Tả trưởng sử. Người Lang Da là Tòng sự trung lang Vương Lý, người Bái Quận là Chủ bộ Lưu Kính Văn, người Lỗ Quận là Tế tửu Khổng Dận Tú, đều nhờ Nghĩa Khang mà được vào triều, thấy Văn đế bệnh nặng, đều cho rằng nên lập vua trưởng thành. Văn đế từng gặp lúc bệnh trở nặng, sai Nghĩa Khang chuẩn bị chiếu Cố mệnh. Nghĩa Khang quay lại triều đường, rơi nước mắt thông báo cho Lưu Trạm với Ân Cảnh Nhân, Trạm nói: “Thiên hạ lắm việc, há ấu chủ có thể đảm đương.” Nghĩa Khang, Cảnh Nhân đều không đáp, còn bọn Khổng Dận Tú liền dâng thư lên kiến nghị làm theo lối triều thần nhà Tấn phù lập [[Tấn Khang Đế|Tấn Khang đế]] (thay anh trai là [[Tấn Thành Đế|Tấn Thành đế]]); Nghĩa Khang không biết việc này, nhưng Văn đế sau đó khỏi bệnh, lại có nghe qua.
 
Bọn Lưu Bân cậy được Nghĩa Khang sủng tín, dựa vào uy quyền của tể tướng mà khống chế triều đình, hòng tìm cách giành đế vị cho ông. Họ kết làm phe đảng, dò xét trong cung ngoài triều, đối với những người không cùng chí hướng, thì vu cáo tội trạng để bãi truất; lại góp nhặt mọi động thái của Ân Cảnh Nhân, thêm thắt vào rồi tố cáo với Lưu Trạm. Tất cả những việc này khiến cho mối quan hệ của Văn đế - Nghĩa Khang dần rạn vỡ.
Dòng 56:
Năm [[447]], người Dự Chương là Hồ Đản Thế, Ngô Bình lệnh (tiền nhiệm) Viên Uẩn khởi nghĩa, giết Dự Chương thái thú Hoàn Long, Nam Xương lệnh Gia Cát Trí Chi, tập hợp nghĩa quân chiếm quận, muốn ủng lập Nghĩa Khang. Thái úy Lục thượng thư Giang Hạ vương [[Lưu Nghĩa Cung]] cầm đầu triều thần, tâu rằng Nghĩa Khang có lời oán giận, khiến lòng người nhiễu động, kiến nghị đày ông đi Quảng Châu. Văn đế đồng ý, muốn lấy Thẩm Thiệu tiếp tục canh giữ Nghĩa Khang ở Quảng Châu, nhưng Thiệu lại bệnh mất, nên ông vẫn ở lại quận An Thành.
 
Quân [[Bắc Ngụy]] xâm phạm Qua Bộ, triều đình Lưu Tống kinh động, Văn đế lo rằng lại có người mượn danh nghĩa của Nghĩa Khang nổi dậy, Vũ Lăng vương [[Lưu Tuấn]] khi ấy trấn thủ Bành Thành, nhiều lần khuyên cha ra tay; Thái tử [[Lưu Thiệu (Lưu Tống)|Lưu Thiệu]] cùng Thượng thư tả bộbộc xạ [[Hà Thượng Chi]] cũng nói như vậy. Tháng giêng ÂL năm [[451]], Văn đế sai Trung thư xá nhân Nghiêm Long đem thuốc ban chết. Nghĩa Khang lấy cớ thờ Phật, không thể tự sát, nên chịu trùm đầu mà chết ngạt, hưởng thọ 43 tuổi, được an táng theo nghi lễ dành cho hầu tước.
 
==Dị sự==