Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Phụng Hoàng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{campaignbox Vietnam War}}
'''Chiến dịch/Kế hoạch/Chương trình Phụng Hoàng/Phượng Hoàng''' ([[tiếng Anh]]: ''Phoenix Program'') (1968-1975) là chiến dịch tình báo, ám sát bí mật trong [[Chiến tranh Việt Nam]] được tiến hành bởi Tình báo [[Việt Nam Cộng hòa]] với sự phối hợp của [[Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)|Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ]] (CIA).<ref name="UV">Woodruff, Mark. ''Unheralded Victory''. Arlington, VA: Vandamere Press, 1999. tr 53-55</ref> Chương trình này được hoạch định với mục đích phát hiện và "vô hiệu hóa" – bắt giam, chiêu hàng, giết, hoặc kiềm chế – các cán bộ [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam|Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam]] (MTGPMN) nằm vùng, những người tuyển dụng và đào tạo cơ sở cộng sản tại các xã ấp [[Miền Nam (Việt Nam)|Miền Nam Việt Nam]], cũng đồng thời là những người hỗ trợ các nỗ lực đấu tranh vũ trang. Đầu tiên, chương trình được chỉ đạo bởi Evan J. Parker, sau đó bởi Ted Shackley cùng các cấp phó Thomas Clines, Donald Gregg và Richard Secord.
 
Tuy ban đầu chương trình được [[Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)|CIA]] khởi xướng, nhưng sau đó nó được chuyển giao cho [[Quân đội Hoa Kỳ|Quân đội Mỹ]] và [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]]. Khi trở thành một phần của chương trình "[[Việt Nam hóa chiến tranh]]", chiến dịch này được chuyển thành một chương trình của Quân lực Việt Nam Cộng hòa với sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mỹ. Chiến dịch Phụng Hoàng được chính thức phê chuẩn ngày [[1 tháng 7]] năm 1968 bởi sắc lệnh của [[Tổng thống Việt Nam Cộng hòa]] [[Nguyễn Văn Thiệu]], mặc dù trước đó nó đã tồn tại không chính thức.
Dòng 6:
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã công bố chính thức về sự tồn tại của nó vào tháng 10 năm 1969, nhằm mục đích giành được sự chấp thuận và hợp tác rộng hơn của người dân [[Miền Nam (Việt Nam)|Miền Nam]], sau khi những hoạt động dưới quyền Gary Leroy và Karl Sherrick gây ra cái chết của 23 người chỉ trong tháng 3 năm 1969.
 
Chương trình này và những nỗ lực tương tự từ 1965 đến 1972 đã vô hiệu hóa 81,740 người bị nghi ngờ đã hoạt động, đưa tin tức và ủng hộ MTGPMN, trong đó khoảng từ 26,000 cho tới 41,000 người đã bị giết.<ref>{{cite book|author=[[Alfred W. McCoy|McCoy, Alfred W.]]|title=A question of torture: CIA interrogation, from the Cold War to the War on Terror|publisher=Macmillan|year=2006|isbn=978-0-8050-8041-4|page=68|url=http://books.google.com/books?id=FVwUYSBwtKcC&pg=PA68}}</ref><ref name=hersh03>{{cite journal |authorlink=Seymour Hersh |last=Hersh|first=Seymour|title=Moving Targets|journal=The New Yorker|date=December 15, 2003|url=http://www.newyorker.com/archive/2003/12/15/031215fa_fact?currentPage=all|accessdate=20 November 2013}}</ref>
Chương trình gây ra cái chết của rất nhiều dân thường và đánh mất một phần sự ủng hộ của những người trước đó có thiện cảm với phe tham chiến chống những người [[chủ nghĩa cộng sản|cộng sản]].
 
== Bối cảnh ==
[[Tập tin:Phoenixcd.JPG|phải|khung|200px|Tờ bướm tuyên truyền của chính quyền Việt Nam Cộng hòa về chiến dịch]]
Tại [[miền Nam (Việt Nam)|miền Nam Việt Nam]] những năm trong [[thập niên 1960]] và đầu [[thập niên 1970]], mạng lưới chính quyền cách mạng bí mật phát triển, có ảnh hưởng rộng rãi đối với quần chúng nhân dân, bên Hoa Kỳ cho là qua sự khủng bố và đe dọa. Mạng lưới này là cơ sở [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam|Việt Cộng]] (VCI – Viet Cong infrastructure, theo cách gọi của người Mỹ), hay mạng lưới cơ sở cách mạng cung cấp sự kiểm soát và chỉ đạo đấu tranh chính trị cũng như quân sự tại các làng xóm [[miền Nam (Việt Nam)|miền Nam Việt Nam]].<ref>[http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=168028&zoneid=271#.VZlBuV0w-Uk Cánh chim phượng hoàng], Người Việt, 18.6.2013<ref>
 
Mạng lưới cơ sở cách mạng cung cấp lương thực và vật dụng cho các lực lượng vũ trang địa phương hoặc các lực lượng từ các căn cứ gần biên giới; cung cấp thông tin tình báo, dẫn đường cho quân đội [[giải phóng quân|quân Giải phóng]]; động viên nhân lực cho du kích và bộ đội chủ lực vùng; huy động đóng góp của quần chúng, duy trì một dạng chính quyền thô sơ ở địa phương.