Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Avalonia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: clean up, General fixes using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:AVALONIA.jpg|nhỏ|phải|300px|Các khối đá của khối chính của Avalonia tương ứng với các ranh giới và bờ biển ngày nay nhưng trong các vị trí tương đối của chúng khi chúng ở giai đoạn cuối của kỷ Than đá, trước khi châu Âu và Bắc Mỹ tách nhau ra. Các tên gọi viết bằng tiếng Pháp.]]
 
'''Avalonia''' hay '''địa thể Avalon''' là một [[lục địa]] nhỏ hay một [[địa thể]] mà lịch sử của nó là sự hình thành phần lớn các tầng đá cổ của [[Tây Âu]], miền nam [[biển Bắc]], các phần của [[Canada]] và [[Hoa Kỳ]] tại vùng duyên hải phía Đại Tây Dương. Tên gọi của nó xuất phát từ [[bán đảo Avalon]] tại [[Newfoundland (đảo)|Newfoundland]] do một nhóm học giả là Christopher Scotese và ctv đề xuất năm 1979. Một số học giả coi chúng là hai [[địa thể]] riêng biệt gọi là Đông Avalonia (ở châu Âu) và Tây Avalonia (ở Bắc Mỹ).
 
== Phát triển ==
Sự phát triển thời kỳ đầu của Avalonia được coi là trong các [[cung núi lửa|vòng cung núi lửa]] gần [[đới ẩn chìm]] trên rìa của [[Gondwana]]<ref>[http://virtualexplorer.com.au/journal/2001/03/murphy/paper2.html Virtual Explorer]</ref>. Một số vật chất có thể đã bồi tích từ các vòng cung đảo núi lửa đã hình thành xa ngoài đại dương và sau đó va chạm với Gondwana nhờ các chuyển động kiến tạo địa tầng. Hoạt động núi lửa đã bắt đầu khoảng 730 triệu năm trước (Ma) và tiếp diễn tới khoảng 570 Ma, vào cuối [[đại Tân Nguyên Sinh]]<ref>Woodcock N. & Strachan R. (chủ biên), (2000) ''Geological History of Britain and Ireland'', Blackwell, trang 127-139.</ref>.
 
Vào đầu [[kỷ Cambri]], [[siêu lục địa]] [[Pannotia]] vỡ ra và Avalonia trôi dạt theo hướng bắc ra khỏi Gondwana. Giữa chúng mở ra đại dương gọi là [[đại dương Rheic]]. Phía bắc của Avalonia khi đó là phần phía tây của [[đại dương Iapetus]] còn phía đông của nó là [[đại dương Tornquist]], chia tách nó với [[Baltica]], một tiểu lục địa khác. Chuyển động độc lập này của Avalonia bắt đầu từ vĩ độ khoảng 60° vĩ nam. Đầu phía đông của Avalonia va chạm với Baltica, khi đó nằm ở các vĩ độ khoảng 30° tới 55° vĩ nam, do nó tự quay chậm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ về phía Avalonia. Điều này xảy ra vào cuối [[kỷ Ordovic]] và trong đầu [[kỷ Silur]], khép lại đại dương Tornquist.
 
Vào cuối kỷ Silur và đầu [[kỷ Devon]], tổ hợp gồm Baltica và Avalonia dần dần va chạm với [[Laurentia]], bắt đầu từ điểm xa nhất theo chiều dài của Avalonia mà hiện nay đang gắn với Bắc Mỹ. Kết quả của sự va chạm này là sự hình thành nên một lục địa mới gọi là [[Euramerica]] (Laurussia) và khép lại đại dương Iapetus. Khi hoàn tất giai đoạn này thì vùng thuộc [[Vương quốc Anh]] ngày nay nằm ở vĩ độ khoảng 30° vĩ nam và vùng là [[Nova Scotia]] ngày nay thì ở khoảng 45° vĩ nam. Sự va chạm này được biết đến nhờ nếp gập [[kiến tạo sơn Caledonia|Caledonia]] hay ở Bắc Mỹ thì là pha sớm của [[kiến tạo sơn Acadia]].