Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Salyut”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 51:
 
==== Salyut 6 và Salyut 7 ====
"Salyut-6" và "Salyut-7" được chế tạo bởi tổ hợp công nghiệp vũ trụ KB Korolev là hai trạm không gian mới có nhiều tính năng ưu việt hơn so với thế hệ Salyut 1 đến Salyut 5. Salyut 6 và Salyut 7 có hai mối ghép nối ở hai đầu trạm kèm theo các buồng chuyển đổi trước khi vào khoang tổ hợp. Nó cho phép có thể kết nối với hai thiết bị vũ trụ (tàu chở người "Liên Hợp", tàu chở hàng "Tiến Bộ" và vệ tinh quân sự TCS do Almaz chế tạo) ở hai mối nối này. Nó cũng cho phép luân phiên thay thế các tàu vũ trụ sao cho trên trạm luôn luôn có một tàu chở người trong trạng thái thường trực để di tản các nhà du hành vũ trụ một khi trạm Salyut gặp sự cố có nguy cơ bị hủy diệt.
 
Trạm có dung tích lớn gấp rưỡi các trạm trước đó, có khả năng chứa nhiều thiết bị cũng như các kho dự trữ để bổ sung nhiên liệu, các bình ắc quy, khí nén, nước uống, thực phẩm và nhu yếu phẩm khác đảm bảo cuộc sống và công tác dài ngày của các phi hành gia trên vũ trụ. Hệ thống động cơ riêng của trạm dùng ni tơ nén lỏng có thể giúp cho trạm nâng quỹ đạo hoặc xoay chuyển trong không gian khi cần một vị trí thuận lợi. Ngoài ra, trạm cũng có thể nâng quỹ đạo nhờ động cơ của các tàu "Tiến bộ" không người lái. Qua đó giúp kéo dài tuổi thọ của trạm trên không gian. Với hệ thống áo giáp vũ trụ kiểu mới, các phi công vũ trụ trên trạm có thể ra không gian để bảo trì và sửa chữa khi cần thiết.
 
Salyut 6 được phóng ngày 29 tháng 9 năm 1977, kết thúc hoạt động ngày 29 tháng 7 năm 1982.
Salyut 7 được phóng ngày 19 tháng 4 năm 1982, kết thúc hoạt động ngày 7 tháng 2 năm 1991. Đây là trạm có tuổi thọ cao nhất trong các thế hệ trạm không gian kiểu Salyut.