Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Niết-bàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, General fixes using AWB
Dòng 45:
# Vô dư niết-bàn (zh. 無餘涅槃, sa. ''nirupadhiśeṣa-nirvāṇa'', pi. ''anupadisesa-nibbāna''): là Niết-bàn không còn ngũ uẩn (sa. ''pañca-skandha''), mười hai xứ (sa., pi. ''āyatana''), mười tám giới (sa., pi. ''dhātu'') và các Căn (sa., pi. ''indriya''). Niết-bàn vô dư đến với một vị [[A-la-hán]] sau khi chết, không còn tái sinh. Loại Niết-bàn này cũng được gọi là Bát-niết-bàn (般涅槃, sa. ''parinirvāṇa''), là Niết-bàn toàn phần.
Ngay trong Tiểu thừa thì quan điểm của mỗi phái cũng khác nhau. [[Thuyết nhất thiết hữu bộ]] (zh. 說一切有部, sa. ''sarvāstivāda'') luận về Niết-bàn với khái niệm khả quan, cho rằng Niết-bàn là thể không sinh thành hoại diệt, có thể dần dần đạt đến bằng cách loại trừ khổ. Cứ diệt một loại khổ thì đạt được một cảnh giới của Niết-bàn. Vì thế mà có nhiều loại Niết-bàn và hầu như Niết-bàn là một cảnh giới cụ thể. Đối với [[Kinh lượng bộ]] (zh. 經量部, sa. ''sautrāntika'') thì Niết-bàn chỉ là dạng chấm dứt khổ, nhưng không phải là một cảnh giới vĩnh hằng. [[Độc Tử bộ]] (zh. 犢子部, sa. ''vātsīputrīya'') cho rằng có một cá nhân (sa. ''pudgala'', dịch âm là Bổ-đặc-già-la 補特伽羅) thường còn, hiểu Niết-bàn là cõi mà cá nhân đó tiếp tục tồn tại. Đối với [[Đại chúng bộ]] (zh. 大眾部, sa. ''mahāsāṅghika'')—được xem là tiền thân của phái Đại thừa—thì khái niệm Niết-bàn vô dư không còn quan trọng nữa. Từ đây các bộ phái sau bắt đầu phát triển và sử dụng danh từ Vô trụ xứ niết-bàn (sa. ''apratiṣṭhita-nirvāṇa''). Đó là trạng thái Niết-bàn của các vị Phật đã thoát khỏi ràng buộc của thế gian nhưng chưa muốn hoàn toàn tịch diệt.
 
'''[PHẬT NGÔN]'''
 
''Các Tỳ Kheo, có hai thứ Niết bàn (nibbânadhâtu). Những gì là hai? Niết bàn có dư y và Niết bàn không dư y. Các Tỳ kheo, thế nào là Niết bàn có dư y? Các Tỳ kheo, ở đây vị Tỳ kheo là bậc A la hán, hết các lậu hoặc, hoàn thành phạm hạnh, làm xong việc nên làm , đặt xuống gánh nặng, đạt đến mục đích, hết sạch hữu kiết sử, giải thoát do chánh trí. Nơi vị ấy, 5 căn vẫn tồn tại; Vì bản thân không bị tiêu hoại nên vị ấy lý giải điều vừa ý và điều không vừa ý, và cảm giác vui khổ. Các Tỳ kheo, nơi vị ấy tham hết, sân hết, si hết, ấy gọi là Niết bàn có dư y.''
 
''Các Tỳ kheo, thế nào gọi là Niết bàn không dư y? Các Tỳ kheo, ở đây vị Tỳ kheo là bậc A la hán, hết các lậu hoặc, hoàn thành phạm hạnh, làm xong việc nên làm, đặt xuống gánh nặng, đạt đến mục đích, hết sạch hữu kiết sử, giải thoát do chánh trí. Các Tỳ kheo, ở đây, nơi vị ấy, tất cả cảm giác không hỷ lạc (sabbavedayitâni anabhinanditâni) đều mát dịu; Các Tỳ kheo, ấy gọi là Niết bàn không dư y.''
 
''Các Tỳ kheo, đây là hai thứ Niết bàn.''
 
=== Niết-bàn theo quan điểm Đại thừa ===
Trong Đại thừa, người ta nhấn mạnh đến tính chất Bồ Tát nhiều hơn và vì thế khái niệm Niết-bàn không được đề cao nhưng vẫn là mục đích cao nhất trên đường giải thoát. Không có tông phái Đại thừa nào xem Bồ Tát là mức cuối cùng của Phật đạo; đối với Bồ Tát, việc "nhập Niết-bàn" chỉ được "hoãn lại" sau khi toàn thể chúng sinh đều được giải thoát. Ở đây, người ta phân biệt hai loại Niết-bàn: Vô trụ xứ niết-bàn (zh. 無住處涅槃, sa. ''apratiṣṭhitanirvāṇa'') và Trụ xứ niết-bàn (zh. 住處涅槃, sa. ''pratiṣṭhita-nirvāṇa'') với ý nghĩa cố định, bất động).