Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Wallace”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Trang mới: “[[Tập tin:Línea de Wallace.jpg|nhỏ|300px|Đường Wallace (màu đỏ) giữa quần động vật Australia và Đông Nam Á. Vùng nước sâu của [[eo b...”
 
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Línea de Wallace.jpg|nhỏ|300px|Đường Wallace (màu đỏ) giữa quần động vật Australia và Đông Nam Á. Vùng nước sâu của [[eo biển Lombok]] giữa hai đảo [[Bali]] và [[Lombok]] tạo ra một rào cản bằng nước ngay cả khi mực nước biển xuống thấp đãlàm nối liền các đảo (hiện tách rời nhau) và các vùng đất ở cả hai phía của đường này.]]
'''Đường Wallace''' là ranh giới chia tách [[vùng sinh thái]] [[châu Á]] với [[Wallacea]] (vùng chuyển tiếp giữa châu Á và [[Australia]]). Phía tây của đường này là các loài sinh vật có liên quan tới các loài sinh vật sinh sống tại châu Á; ở phía đông là hỗn hợp các loài nguồn gốc châu Á và Australia đều có mặt. Đường này được đặt tên theo [[Alfred Russel Wallace]], người đã nhận ra đường phân chia rõ ràng này trong các chuyến đi của ông tới khu vực [[Đông Ấn]] trong thế kỷ 19. Đường này chạy ngang qua [[quần đảo Mã Lai]], giữa [[Borneo]] ở phía tây và [[Sulawesi]] (Celebes) ở phía đông; và chạy qua [[eo biển Lombok]] giữa [[Bali]] ở phía tây và [[Lombok]] ở phía đông. [[Antonio Pigafetta]] cũng đã ghi nhận sự tương phản sinh học giữa [[Philippines]] và [[quần đảo Maluku]] (quần đảo Gia vị) nằm ở hai phía đối diện của đường này vào năm 1521 khi ông tiếp tục cuộc hành trình vòng quanh thế giới của [[Ferdinand Magellan]] (sau khi Magellan đã bị giết chết trên đảo [[Mactan]]).