Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Amenhotep I”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 66:
Amenhotep I được cho là chỉ có một người con trai duy nhất, đã mất khi còn thơ ấu (mặc dù một số ghi chép cho rằng ông không có con).<ref>Dodson p 127</ref>Amenhotep I sau đó được [[Thutmose I]] kế vị, ông ta rõ ràng là một tướng lĩnh cấp cao. Không có bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào về mối quan hệ huyết thống giữa hai người, mặc dù đã có giả thuyết cho rằng Thutmose I là con trai người anh của Amenhotep, [[Ahmose Sipairi]].<ref>Dodson p 129</ref>Amenhotep có thể đã bổ nhiệm Thutmose I làm đồng trị vì trước khi ông qua đời bởi vì tên của Thutmose I đã xuất hiện bên cạnh Amenhotep trên một con thuyền thiêng liêng được các nhà khảo cổ tìm thấy tại Karnak.<ref name="Grimal 203"/> Tuy nhiên, hầu hết các học giả cho rằng đây chỉ là bằng chứng về việc Thutmose gắn kết ông ta với dòng dõi hoàng gia của vị vua tiền triều.<ref name="Bleiberg 71"/>
==Di sản==
Amenhotep đã được phong thần sau khi ông qua đời và trở thành vị thần bảo trợ cho ngôi làng mà ông sáng lập nên tại [[Deir el-Medina]]. <ref name="Bleiberg 71"/>Người mẹ của ông cũng đã được phong thần sau khi bà mất và trở thành một phần trong kinh cầu nguyện của ông.<ref name="Grimal 201">Grimal, p. 201.</ref>Như đã đề cập trước đây, phần lớn các bức tượng được tạc của Amenhotep có cùng hình thức với các bức tượng thần thờ cúng của giáotôn pháigiáo này trong giai đoạn sau. Khi được thờ phụng, ông đã có ba hiện thân thần thánh: "Amenhotep của ngôi làng", "Amenhotep tình yêu của Amun," và "Amenhotep của sân ngoài", và được biết đến như một vị thần có những lời sấm truyền.<ref name="Bleiberg 71"/> Ông cũng đã có một số ngày lễ dành riêng cho mình mà đã được tổ chức trong suốt cả năm.<ref name="Bleiberg 71"/>Trong tháng đầu tiên, một lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh sự xuất hiện của Amenhotep về lại nghĩa địa của những người thợ, mà có lẽ có nghĩa là bức tượng thần của ông được đưa đến Deir el-Medina.<ref name="redford JNES 115">Redford, p.115.</ref> Một ngày lễ khác được tổ chức vào ngày thứ ba mươi của tháng thứ tư, và sau đó thêm hai lần nữa được tổ chức trong tháng bảy.<ref name="redford JNES 115"/>Ngày lễ đầu tiên là có lẽ là kỷ niệm ngày mất của ông.<ref name="redford JNES 115"/>Ngày lễ thứ hai được tổ chức trong bốn ngày vào cuối tháng này được gọi là "ngày hội lớn của vua Amenhotep chúa tể của ngôi làng." Sau này trong lịch sử Ai Cập, tháng bảy đã được đặt tên theo tên của lễ hội này, "Phamenoth." <ref name="redford JNES 115"/> Một lễ hội khác được tổ chức vào ngày 27 tháng chín, và một lễ hội cuối cùng được biết đến tổ chức trong nhiều ngày ít nhất từ mười một tới mười ba ngày của tháng mười một, mà có thể là kỷ niệm ngày Amenhotep lên ngôi.<ref name="redford JNES 115"/>
 
== Chú thích ==