Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Thần Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor
n →‎Vương An Thạch thất thế: AlphamaEditor, sửa chính tả,
Dòng 77:
Bấy giờ sau khi cải cách thi cử, [[Tô Thức]] được cử làm chủ khảo chấm thi, ra đề cho sĩ tử luận về việc chuyên nhiệm có khi thành, có khi bại. An Thạch biết kà Tô Thức ám chỉ mình, bèn sai [[Tạ Cảnh Uẩn]] vu khống [[Tô Thức]]. Tô Thức tự thấy bất an phải xin ra Hàng châu.
 
Từ nửa cuối năm [[1073]] đến cuối xuân [[1074]] thời tiết hanh khô, không có mưa. Thần Tông lo lắng, nghi là do việc tân pháp khiến trơi oán giận, muốn tạm đình chỉ, nhưng Vương An Thạch và Phùng Kinh cực lực can ngăn, đành thôi. Mấy hôm sau, Thần Tông hạ chiếu tự trách. Lúc đó có đại thần là [[Trịnh Hiệp]] dâng lên Thần Tông những bức tranh vẽ về tình cảnh khốn đốn của bách tính, gọi là Lưu dân đồ, đồng thời cũng bói Đông Bắc mất mùa, trăm họ thống khổ lại còn bị bọn sai dịch đối xử tàn nhẫn, tất cả là do tân pháp, nay cần phải bãi đi<ref name="TTTTG70">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷070|quyển 70]].</ref>. Thần Tông nghe theo, cho bãi thu miễn hành tiền, thanh miêu, miễn dịch, phương điền, bảo giáo; sau đó lập tức liền có mưa. [[Vương An Thạch]] giận lắm, muốn từ chức, bọn [[Đặng Quản]] và [[Lã Huệ Khanh]] khóc lóc với Thần Tông và đòi thi hành lại tân pháp. An Thạch còn đặt ra thủ thực pháp: tất cả mọi hàng hóa đều do quan lại câpcấp trên định giá, người dân căn cứ vào giá quy định, tính toán tài sản trong nhà rồi báo lên quan; sau đó định thành tiền thuế mà các huyện dâng nộp. [[Lã Huệ Khanh]] dâng sớ nói những vùng mất mùa, đói kém được giảm thuế, nhưng Kinh Hồ án sát sứ [[Bồ Tông Mạnh]] không chịu.
 
Thái hoàng thái hậu Tào thị ở trong cung cũng không hài lòng với tân pháp của [[Vương An Thạch]]. An Thạch thấy bất an nên xin từ chức. Ngày [[17 tháng 5]] năm [[1074]], Thần Tông bãi An Thạch làm tri Giang Ninh phủ<ref name="TTTTG70" />, sau đó dùng [[Hàn Giáng]] làm Đồng bình chương sự, [[Lã Huệ Khanh]] làm Tham tri chính sự. [[Trịnh Hiệp]] lại dâng sớ đem chia các vị tể tướng [[nhà Đường]] làm hai loại, ví [[Lã Huệ Khanh]] là tiểu nhân. Huệ Khanh tức lắm, giật dây cho [[Trương Tảo]] tấu hặc [[Phùng Kinh]] và [[Trịnh Hiệp]] khiến hai người bị mất chức. Không lâu sau, [[Hàn Giáng]] dâng sớ xin dùng lại An Thạch, Thần Tông bằng lòng. Ngày [[28 tháng 2]] năm [[1075]], Vương An Thạch lại được bổ dụng làm Đồng trung thư môn hạ bình chương sự<ref name="TTTTG71">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷071|quyển 71]].</ref>. Tác phẩm của An Thạch tại cục Kinh Nghĩa là Tam kinh tân nghĩa cũng được dùng cho sĩ tử đọc trước mỗi khoa thi. Tiến phong [[Vương An Thạch]] làm Tả bộc xạ, [[Lã Huệ Khanh]] làm Cấp sự trung, [[Vương Bàng]] (con An Thạch) làm Long Đồ các trực học sĩ.