Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Bắc Kinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 455:
[[Quảng trường Thiên An Môn]] được mở rộng để có thể đủ không gian cho các cuộc tập hợp và diễu hành công chúng quy mô lớn. [[Mười công trình lớn của Bắc Kinh|Các tòa nhà và đài kỷ niệm]] mang tính biểu tượng, chịu ảnh hưởng của phong cách [[chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa]] từ Liên Xô, bao gồm [[Bia Kỉ niệm Anh hùng Nhân dân]], [[Đại lễ đường Nhân dân]], và [[Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc]], được hoàn thành vào năm 1959, nhân dịp mười năm quốc khánh. Nhiều khu phố trong thành cổ bị san bằng để nhường chỗ cho các nhà máy, văn phòng chính phủ và các tòa nhà chung cư. Nhiều cung điện và hoa viên được cải tạo thành nhà ở, trường học và văn phòng. Các cơ sở công nghiệp lớn được xây dựng tại các vùng ngoại ô phía tây và phía đông. Lãnh đạo quốc gia cư trú tại [[Trung Nam Hải]], ở phía tây của [[Cố Cung (Bắc Kinh)|Tử Cấm Thành]]. Tường thành Bắc Kinh rơi vào cảnh không được tu sửa, và sau đó bị phá bỏ trong thập niên 1960 để xây dựng [[tàu điện ngầm Bắc Kinh]] và [[đường vành đai 2 (Bắc Kinh)|đường vành đai 2]].<ref>[[#Li, Dray-Novey & Kong|Li, Dray-Novey & Kong 2007]]: 217</ref>
 
Trong [[Chiến tranh Triều Tiên]], Bắc Kinh là nơi tổ chức [[Hội nghị Hòa bình Vành đai châu Á và Thái Bình Dương]], hội nghị quốc tế lớn đầu tiên được tổ chức tại thành phố. Hội nghị do [[Tống Khánh Linh]], [[Quách Mạt Nhược]] và [[Bành Chân]] tổ chức và diễn ra từ ngày 2 đến ngày 12 tháng 10 năm 1952, quy tụctụ 400 đại biểu từ 37 quốc gia. Một khu dân cư mới phát triển được đặt theo tên của hội nghị, [[Hòa Bình Lý]].
 
Thành phố trở thành nơi tập trung nhiều nhất các cơ sở giáo dục bậc cao và nghiên cứu hàn lâm tại Trung Quốc. Số trường đại học tại Bắc Kinh tăng lên với việc di chuyển các học viện từ khu vực du kích đến như [[Đại học Nhân dân]], [[Đại học Công nghệ Bắc Kinh]], [[Trường Trung ương đảng Trung cộng]], [[Đại học Dân tộc Trung Ương]], và [[Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh]], việc mở ra các học viện và viện nghiên cứu quốc gia thuộc các bộ khác nhau. Tuy nhiên, các trường đại học do ngoại quốc tài trợ bị đóng cửa hoặc chuyển thành trường công, đại học Yên Kinh được sáp nhập với đại học Bắc Kinh và chuyển đến khu ngoại ô ở tây bắc, đại học Phụ Nhân trở thành [[Đại học Sư phạm Bắc Kinh]].