Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đa truy cập phân chia theo mã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 1:
'''CDMA''' (viết đầy đủ là ''Code Division Multiple Access'') nghĩa là đa truy nhập (đa người dùng) phân chia theo [[mã]]. Khác với [[GSM]] phân phối [[tần số]] thành những kênh nhỏ, rồi chia sẻ [[thời gian]] các kênh ấy cho [[người sử dụng]]. Trong khi đó thuê bao của mạng di động CDMA chia sẻ cùng một giải tần chung. Mọi khách hàng có thể nói đồng thời và [[tín hiệu]] được phát đi trên cùng một giải tần. Các kênh thuê bao được tách biệt bằng cách sử dụng mã ngẫu nhiên. Các tín hiệu của nhiều thuê bao khác nhau sẽ được [[mã hoá]] bằng các mã ngẫu nhiên khác nhau, sau đó được trộn lẫn và phát đi trên cùng một giải tần chung và chỉ được phục hồi duy nhất ở thiết bị thuê bao (máy điện thoại di động) với mã ngẫu nhiên tương ứng. Áp dụng [[lý thuyết]] truyền thông trải phổ, [[CDMA]] đưa ra hàng loạt các ưu điểm mà nhiều công nghệ khác chưa thể đạt được.
 
== Ứng dụng ==
Hiện nay ở [[Việt Nam]] có 7 nhà cung cấp dịch vụ [[điện thoại di động]]. Trong đó, [[S-Telecom]] (S-Fone), [[EVN Telecom]] sử dụng công nghệ CDMA, [[Mobifone]], [[Vinaphone]], [[GTel]] và [[Vietel]] sử dụng công nghệ GSM, [[Hà Nội Telecom]](HT Mobile) chuyển từ công nghệ CDMA sang eGSM.
 
Mạng sử dụng chuẩn GSM đang chiếm gần 50% số người dùng điện thoại di động trên toàn cầu. TDMA ngoài chuẩn GSM còn có một chuẩn khác nữa, hiện được sử dụng chủ yếu ở [[Mỹ Latin]], [[Canada]], [[Đông Á]], [[Đông Âu]]. Còn công nghệ CDMA đang được sử dụng nhiều ở [[Mỹ]], [[Hàn Quốc]]... Công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA là công nghệ truyền sóng kỹ thuật số, cho phép một số người dùng truy nhập vào cùng một kênh tần số mà không bị kẹt bằng cách định vị những rãnh thời gian duy nhất cho mỗi người dùng trong mỗi kênh. Công nghệ này đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu ít tốn kém hơn CDMA. Còn công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã CDMA là công nghệ trải phổ cho phép nhiều tần số được sử dụng đồng thời; mã hóa từng gói tín hiệu số bằng một mã khóa duy nhất và gửi đi. Bộ nhận CDMA chỉ biết nhận và giải mã. Công nghệ này có tính bảo mật tín hiệu cao hơn TDMA. Theo các chuyên gia CNTT Việt Nam, xét ở góc độ bảo mật thông tin, CDMA có tính năng ưu việt hơn.
 
== Ưu điểm ==
=== Sử dụng bộ mã hóa ưu việt ===
Nhờ hệ thống kích hoạt thoại, hiệu suất tái sử dụng tần số trải phổ cao và điều khiển năng lượng, nên nó cho phép quản lý số lượng thuê bao cao gấp 5-20 lần so với công nghệ GSM. Áp dụng kỹ thuật mã hóa thoại mới, CDMA nâng chất lượng thoại lên gần bằng với hệ thống điện thoại hữu tuyến.
 
=== Chuyển giao mềm ===
Đối với điện thoại di động, để đảm bảo tính di động, các trạm phát phải được đặt rải rác khắp nơi. Mỗi trạm sẽ phủ sóng một vùng nhất định và chịu trách nhiệm với các thuê bao trong vùng đó. Với CDMA, ở vùng chuyển giao, thuê bao có thể liên lạc với 2 hoặc 3 trạm thu phát cùng một lúc, do đó cuộc gọi không bị ngắt quãng, làm giảm đáng kể xác suất rớt cuộc gọi.
 
=== Điều khiển công suất ===
Một ưu điểm khác nữa của CDMA là nhờ sử dụng các thuật toán điều khiển nhanh và chính xác, thuê bao chỉ phát ở mức công suất vừa đủ để đảm bảo chất lượng tín hiệu, giúp tăng tuổi thọ của pin, thời gian chờ và đàm thoại. Máy điện thoại di động CDMA cũng có thể sử dụng pin nhỏ hơn, nên trọng lượng máy nhẹ, kích thước gọn và dễ sử dụng.
 
Dòng 22:
Tuy nhiên, những máy điện thoại di động đang sử dụng chuẩn GSM hiện nay không thể sử dụng chuẩn CDMA. Nếu tiếp tục phát triển GSM, hệ thống thông tin di động này sẽ phải phát triển lên WCDMA mới đáp ứng được nhu cầu truy cập di động các loại thông tin từ mạng [[Internet]] với tốc độ cao, thay vì với tốc độ 9.600 bit/giây như hiện nay, và so với tốc độ 144.000 bit/giây của CDMA.
 
== Liên kết ngoài ==
*http://www.dienthoaididong.com.vn
 
Dòng 39:
[[fr:Code Division Multiple Access]]
[[ko:코드분할다중접속]]
[[hi:कोड डिवीजन मल्टीपल एक्सेस]]
[[it:Code Division Multiple Access]]
[[he:CDMA]]