Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơn Đông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Liên kết ngoài: clean up, replaced: {{Commonscat → {{thể loại Commons using AWB
n AlphamaEditor
Dòng 36:
| Website = http://www.sd.gov.cn <br /> ([[chữ Hán giản thể]])
}}
'''Sơn Đông''' ({{zh-stpw |s=山东 |t=山東 |p={{Audio|zh-Shandong.ogg|Shāndōng}} |w='''Shan-tung'''}}) là một tỉnh ven biển phía đông [[Trung Quốc]]. Tên gọi "Sơn Đông" xuất phát từ vị trí của tỉnh này ở phía đông [[Thái Hành Sơn]],<ref>{{chú thích web|title=趣味文字:中国各省及自治区名称历史由来和变化|url=http://www.people.com.cn/GB/shenghuo/1090/2435218.html|publisher=人民日报|accessdate=2013-03-ngày 12 tháng 3 năm 2013}}</ref> giản xưng của tỉnh Sơn Đông là "Lỗ", theo tên [[lỗ (nước)|nước Lỗ]] thời cổ.
 
Trước thời [[nhà Kim]], Sơn Đông về mặt khái niệm địa lý là khu vực lưu vực [[Hoàng Hà]] rộng lớn ở phía đông [[Hào Sơn]], [[Hoa Sơn]] hoặc [[Thái Hành Sơn]]. Thời cổ, trên địa bàn tỉnh Sơn Đông ngày nay có [[tề (nước)|nước Tề]] và nước Lỗ. Sơn Đông nằm ở duyên hải phía đông Trung Quốc, thuộc hạ du Hoàng Hà, là địa phương cực bắc của vùng [[Hoa Đông]]. Tỉnh lị của Sơn Đông là [[Tế Nam]]. Ở một nửa phía tây, Sơn Đông giáp với các tỉnh khác tại Trung Quốc, từ bắc xuống nam lần lượt là: [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]], [[An Huy]] và [[Giang Tô]]. Ở trung bộ, địa hình Sơn Đông cao đột ngột với đỉnh [[Thái Sơn]] là điểm cao nhất trên địa bàn. [[Bán đảo Sơn Đông]] giáp với [[Hoàng Hải]], cách [[bán đảo Liêu Đông]] qua [[eo biển Bột Hải]], bảo vệ [[Bắc Kinh]]-[[Thiên Tân]] và [[Bột Hải (biển)|Bột Hải]], đối diện với [[bán đảo Triều Tiên]] qua Hoàng Hải, đông nam bán đảo là vùng biển Hoàng Hải rộng lớn.
Dòng 49:
Sơn Đông sở hữu rất nhiều truyền thuyết cổ sử, [[Thái Hạo]], [[Thiếu Hạo]] được cho là hoạt động tại khu vực gò đồi ở đông nam của tỉnh. Sau đó, [[Xi Vưu]], [[Chuyên Húc]], [[Đế Khốc]], [[Thuấn|Ngu Thuấn]], [[Cao Dao]], [[Bá Ích]] được cho là hoạt động ở vùng bình nguyên tây bắc và ở phần giao giới với các tỉnh lân cận. Sơn Đông nằm ở đông bộ [[bình nguyên Hoa Bắc]], chịu ảnh hưởng của [[văn minh Hoa Hạ]] từ rất lâu.
 
Sau khi [[nhà Hạ]] được thành lập tại [[Trung Nguyên]], khu vực Sơn Đông về cơ bản do tộc Đông Di khống chế. Các bộ lạc Đông Di trứ danh có: [[Hữu Tiết]] (有薛), Phiên (蕃), [[Hữu Nhưng]] (有仍), [[Hữu Mân]] (有缗), Tam Phảm (三𦟣), Cố (顧), [[Hữu Sằn|Hữu Sân]] (有莘), [[Hữu Cùng]] (有窮), [[Hữu Cách]] (有鬲), [[Quá (nước)|Quá]], (過), [[Hàn (nước thời nhà Hạ)|Hàn]] (寒), [[Châm Quán]] (斟灌), [[Châm Tầm]] (斟尋), Phí (費), Tăng (繒), Kỷ (杞), Quan (觀).<ref name="dzwww">{{Citeweb|url=http://www.dzwww.com/shandong/shengqinggaikuang/renwenlishi/200311210597.htm|title=山东历史沿革|pulisher=大众网|date=2003-11-ngày 21 tháng 11 năm 2003}}</ref>
 
Thời kỳ đầu tộc Thương, bộ lạc này lấy tây nam bộ Sơn Đông làm trung tâm hoạt động. Thủy tổ tộc Thương là [[Tử Tiết|Khiết]] từng định đô tại Phiên (蕃)- nay thuộc [[Đằng Châu]], thủ lĩnh [[Tướng Thổ]] định đông đô tại chân [[Thái Sơn]]. Sau này, tộc Thương phát triển thế lực về hướng đông, vượt quá [[Tứ Thủy (sông)|Tứ Thủy]] (泗水), Sơn Đông vì thế là một trong những khu vực hoạt động chính của tộc Thương. Đầu thời [[nhà Thương]], triều đình từng định đô tại [[Bạc (đô thành)|Bạc]] (亳)- nay thuộc [[Tào (huyện)|huyện Tào]], sau từng có tám lần thiên đô, trong đó hai lần đầu nằm trên địa phận Sơn Đông, sau đó kinh đô triều Thương từng đặt ở đất Tí (庇)- nay thuộc [[Vận Thành, Hà Trạch|Vận Thành]], đất Yểm (奄)- nay thuộc [[Khúc Phụ]]. Khu vực thống trị của triều Thương có diện tích thống trị rộng lớn hơn nhiều so với triều Hạ, số [[phương quốc]] (tức nước chư hầu) tăng thêm nhiều. Các phương quốc chủ yếu của triều Thương trên địa bàn Sơn Đông gồm: Yểm (奄), Bạc Cô (薄姑), Chư (諸), Cử (莒), Đàm (郯), Phùng (逢), Họa (畫), Cố (顧), Thục (蜀), Lê (黎), Lai (萊), Kỷ (杞), Tăng (繒), Sân (莘), Nhâm (任).<ref name="dzwww"/>
Dòng 57:
[[Tề (nước)|Nước Tề]] định đô ở [[Lâm Truy]], căn cứ theo "[[Tả truyện]]- Hi công tứ niên", cương vực nước này "đông đến biển, tây đến hà ([[Hoàng Hà]]), nam đến Mục Lăng (穆陵)- nay ở nơi giao giới giữa [[Nghi Thủy, Lâm Nghi|Nghi Thủy]] và [[Lâm Cù]], bắc đến Vô Lệ (無棣)- nay thuộc [[Diêm Sơn]] của Hà Bắc. Nước Tề "có nghề công thương thuận lợi, có nguồn lợi muối cá thuận lợi, nên nhiều người dân theo về". Nước Tề dung hợp "văn hóa Đông Di", "cử hiền và thượng công", chuyên tâm cách tân, quốc lực ở mức cao trong số các nước chư hầu. Điền thị nguyên nắm giữ quyền bính tại nước Tề, đến năm 386 TCN thì thay thế Khương thị làm vua nước Tề, sử gọi là [[Điền Tề]].
 
Năm 567 TCN, một nước chư hầu Đông Di ở Sơn Đông là [[Lai (nước)|Lai]] đã tiến đánh Tề song đã bị [[Tề Linh công]] đánh bại hoàn toàn, Lai Cung công Phù Nhu bị giết.<ref name="han">{{chú thích sách |title=Sử ký ''(史记)'' |editor=Hàn Triệu Kỳ (韩兆琦) |year=2010 |publisher=Trung Hoa thư cục (中华书局) |location=Bắc Kinh|isbn=978-7-101-07272-3 |chapter=Tề Thái công thế gia |language=tiếng Trung|pages=2564–2568}}</ref><ref>{{chú thích web |url=http://www2.iath.virginia.edu/saxon/servlet/SaxonServlet?source=xwomen/texts/chunqiu.xml&style=xwomen/xsl/dynaxml.xsl&chunk.id=d2.15&toc.depth=1&toc.id=0&doc.lang=bilingual |title=Book IX. Duke Xiang |work=[[Tả truyện]] |author=[[Tả Khâu Minh]] ([[James Legge]] dịch sang tiếng Anh) |publisher=University of Virginia |language=tiếng Trung và tiếng Anh |accessdate=2012-5-ngày 23 tháng 5 năm 2012}} Chapter VI.</ref> Lai là một nước lớn, và Tề đã mở rộng được gấp đôi cương vực của mình sau khi thôn tính nước Lai.<ref name="han"/><ref>[http://www.wansongpu.com/wsp/show.asp?id=586 东莱古国与西周王朝之关系——从黄、渭两河流域出土的有铭青铜器谈起]</ref><ref>[http://www.qlwh.sdnu.edu.cn/kanwu.asp?id=413 莱夷及莱国史研究综述]</ref> Ngành công thương mại và kỹ thuật của Tề như dệt may đã rất phát triển, được khen là "Thiên hạ mũ, dây, áo quần, giày".
 
[[Lỗ (nước)|Nước Lỗ]] định đô tại [[Khúc Phụ]], cương vực nước này chủ yếu nằm ở phía nam Thái Sơn, ở khu vực trung tâm và miền tây nam của tỉnh Sơn Đông ngày nay. Nước Lỗ tuân theo phép tắc lễ nhạc triều Chu, nông nghiệp phát triển, tôn trọng nhân nghĩa, truyền thống, luân lý, nhân hòa, là một "lễ nghi chi bang".