Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhiễm sắc thể Y”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up
Dòng 1:
'''Nhiễm sắc thể Y''' là một trong hai [[nhiễm sắc thể]] xác định giới tính, và nó xác định ''giới tính đực''. Nó có mặt trong hầu hết các loài [[động vật có vú]], bao gồm cả [[con người]], và nhiều loài khác. Ở nhiều loài động vật, nó có chứa [[gen SRY]], và trong trường hợp thông thường không bị các hội chứng khác{{efn|Các bệnh lý tiềm ẩn, hoặc tác động của môi trường tương tự như việc thiến các động vật nuôi bằng hóa chất}}, thì dẫn đến sự phát triển [[tinh hoàn]], cùng với các biểu hiện giới tính đực khác. Nhiễm sắc thể Y của con người bao gồm khoảng 50 triệu cặp cơ sở. <ref name="Y-Chrom">[http://www.ensembl.org/Homo_sapiens/mapview?chr=Y Ensembl Human MapView release 43]. February 2014</ref>
 
== Phát hiện ==
Dòng 6:
 
== Tác động và tiến hóa ==
Trong nhân tế bào nhiễm sắc thể Y kết hợp với [[nhiễm sắc thể X]], nhưng nó chỉ tổ hợp ở hai đầu của nhiễm sắc thể Y, phần khá lớn còn lại của nhiễm sắc thể Y là vùng ''không tái tổ hợp'', thường ký hiệu là Y-DNA. Ở [[con người]] vùng này vào cỡ 95%. Vì thế vùng [[ADN]] không tái tổ hợp trong nhiễm sắc thể Y được truyền nguyên vẹn từ cha sang con trai. Nếu có đột biến xảy ra ở vùng [[ADN]] không tái tổ hợp, thì đột biến này truyền cho con cháu trai trực hệ và không bị lẫn với các phả hệ khác. Do đó phân tích của Y-DNA được sử dụng trong nghiên cứu và xác định phả hệ dòng đực cho một quần thể.
 
Với một sự khác biệt 30% về gen giữa con người và [[tinh tinh]], nhiễm sắc thể Y là một trong những bộ phận tiến hóa nhanh nhất của bộ gen người.<ref>Wade Nicholas. Male Chromosome May Evolve Fastest. New York Times, January 13, 2010.</ref>