Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Việt Nam (miền Nam, 1954–1959)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: Quốc Gia → Quốc gia (2) using AWB
n AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:17.2157214
Dòng 44:
Là tổng thống đầu tiên, Ngô Đình Diệm đã để lại nhiều dấu ấn cho chính trị của miền Nam, kể cả sau khi chết. Trong một nhà nước tập quyền như Việt Nam Cộng hoà lúc bấy giờ thì chính trị của quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào các đặc tính cá nhân của Tổng thống. Ngô Đình Diệm, ngay trong thời kỳ sơ khởi này của chế độ, đã bộc lộ những điểm yếu mà sau đó đã bị đối thủ khai thác tối đa để dùng trong các chiến dịch phản tuyên truyền làm bất ổn chính thể của ông và, cuối cùng, đưa đến sự thất bại của chính thể đó.
 
Tất cả các nhà lãnh đạo của Việt Nam Cộng hoà, từ Ngô Đình Diệm cho đến [[Nguyễn Văn Thiệu]] và [[Dương Văn Minh]] sau này, không ai có được uy tín cao trong dân chúng như là những người hy sinh đấu tranh cho độc lập cho dân tộc như [[Hồ Chí Minh]].{{fact|date = ngày 17- tháng 7- năm 2014}} Trước năm 1945, họ là quan chức của Triều đình Huế hoặc chính quyền bảo hộ Pháp, sau này trở thành quan chức của [[Quốc gia Việt Nam]]. Họ xuất thân là các công chức, trí thức chịu nhiều ảnh hưởng Tây phương, xa rời với tâm lý của nông dân. Họ rất yếu trong công tác dân vận, thậm chí khi xuống địa phương gặp quần chúng họ lại nói [[tiếng Pháp]].{{fact|date = ngày 6-01- tháng 1 năm 2013}} Ngô Đình Diệm còn thụ hưởng nghi lễ rửa chân làm Hoàng đế của [[người Thượng]]. Trong khi đó cách dân vận của những người Cộng sản thì lại hợp lý hơn: cán bộ của họ "ba cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nông dân, cán bộ người Kinh của họ "[[cà răng căng tai]]" cùng người Thượng.
 
Lực lượng chính trị của Việt Nam Cộng hoà mạnh ở các thành phố lớn và tại các vùng nông thôn mà người cộng sản không có nhiều ảnh hưởng như các vùng có đông tín đồ [[Cao Đài]], [[Phật Giáo Hòa Hảo|Hoà Hảo]], Thiên chúa giáo...
Dòng 53:
Việt Nam Cộng hoà cũng thành công trong việc thống nhất lại các lực lượng Quân đội Quốc gia vốn là nhiều mảnh vụn, nhiều phe cánh khác nhau khi còn là quân đội của Quốc gia Việt Nam trong thành phần quân đội Liên hiệp Pháp. Nổi bật nhất là việc Chính phủ Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng bình định các lực lượng vũ trang cát cứ của [[Bình Xuyên|nhóm Bình Xuyên]], của các giáo phái như [[Phật Giáo Hòa Hảo|Hòa Hảo]], [[Cao Đài]]... và những người cộng sản còn lại đang ẩn mình trong các giáo phái. Phần lớn các lực lượng quân sự giáo phái, hoặc phải giải tán, hoặc chấp nhận hợp nhất với lực lượng quân đội chính phủ<ref>[http://www.hoahao.org/D_1-2_2-188_4-63_5-3_6-1_17-9_14-2_15-2/ Nguyễn Long Thành Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc, CHƯƠNG 13: VẤN ĐỀ SÁT NHẬP QUÂN LỰC PGHH VÀO QUÂN ĐỘI QUỐC GIA Việt Nam, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991]</ref>.
 
[[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]] được cấp tốc trang bị và huấn luyện với sự giúp đỡ của các cố vấn Hoa Kỳ. Quân đội này, vào thời điểm đó có trang bị vũ khí được xem là đứng đầu khu vực [[Đông Nam Á]] và vượt trội hơn [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] - đối thủ đang tiềm tàng ở miền Bắc của họ.{{fact|date = ngày 6-01- tháng 1 năm 2013}}
 
=== Thi hành chính sách chống Cộng ===
Dòng 72:
Các tôn giáo Hòa Hảo, Cao Đài không phải chỗ dựa chính chính quyền Việt Nam Cộng hòa, khá đông lựa chọn thái độ trung lập. Theo nhận định của Đảng cộng sản về Công giáo: ''Trước hoà bình tổng số đồng bào Công giáo chỉ khoảng 324.630, nay cộng thêm vào số đồng bào miền Bắc di cư vào có khoảng 711.714 (theo tài liệu của báo chí miền Nam). Mấy năm qua Mỹ - Diệm cố gắng phát triển Công giáo để làm hậu thuẫn cho chúng. Chúng đạt được một số kết quả ở vài nơi ở Liên khu V; trong những vùng bị khủng bố nặng nề, có nhiều người vào Công giáo để tránh khủng bố; ở Nam Bộ cũng làm như thế, nhưng Công giáo không phát triển nổi. Số Công giáo người miền Nam, nhất là ở Nam Bộ, trước đây đoàn kết tốt với đồng bào lương và tham gia kháng chiến, đến nay nói chung quan hệ tốt đó vẫn được duy trì. Những cha cố Công giáo di cư vào không lôi kéo được họ. Công giáo di cư khi mới vào nói chung đều ủng hộ Diệm, tích cực chống ta''.<ref>Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) Họp từ ngày 12 đến 22-1-1959</ref>. ''Các tín đồ tôn giáo (Cao Đài, Hoà Hảo, Phật Giáo, v.v.), đại đa số là nông dân, đều có mâu thuẫn với chính quyền Mỹ - Diệm về quyền lợi dân tộc, quyền lợi tôn giáo và quyền lợi giai cấp. Ngay cả trong Công giáo, cũng có bộ phận theo Diệm và có bộ phận chống Diệm.''<ref>Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà</ref>
 
Tổng thống Ngô Đình Diệm có lực lượng chính trị hậu thuẫn mạnh ở thành thị là lực lượng [[Công giáo]],chủ yếu là các giáo dân [[Cuộc di cư Việt Nam, 1954|di cư từ miền Bắc]]. Tuy nhiên Công giáo là tôn giáo mới du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 16, số tín đồ Công giáo ít hơn các tôn giáo khác tồn tại ở Việt Nam lâu đời hơn. Tổng thống Ngô Đình Diệm là người Công giáo, lại bố trí nhiều nhân vật Công giáo vào chính phủ{{fact|date = ngày 6-01- tháng 1 năm 2013}} nên ông bị kết tội thiên vị tôn giáo của mình. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963, sau khi mọi nhượng bộ của chính quyền đều không mang lại hiệu quả {{fact|date = ngày 6-01- tháng 1 năm 2013}}, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã chọn giải pháp vũ lực để giải quyết khủng hoảng nên tự làm mất sự ủng hộ cả trong và ngoài nước, và gây ra những xáo trộn rất lớn cho chính trường và xã hội. Cũng chính điều này làm khởi phát cuộc đảo chính của [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Quân lực Việt Nam Cộng hoà]] chống lại Tổng thống Ngô Đình Diệm vào tháng 11 năm [[1963]].
 
Hoa Kỳ, lúc đó, là đồng minh quan trọng nhất của Việt Nam Cộng hoà. Thiếu sự viện trợ của họ Việt Nam Cộng hoà không thể chống chọi được với miền Bắc. Quyền lợi toàn cầu của Hoa Kỳ đòi hỏi họ phải ủng hộ một miền Nam Việt Nam "phi cộng sản, theo chủ nghĩa dân tộc" và có thể đối đầu với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Khi các rối loạn xảy ra, lý tưởng dân chủ bị xâm phạm thì tất yếu sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho chính phủ Ngô Đình Diệm cũng sẽ xấu đi.
 
== Lực lượng Việt Minh ở miền Nam ==
Những người [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam|Cộng sản miền Nam Việt Nam]] là bộ phận cấu thành của [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Lao động Việt Nam]]; Đảng Lao động Việt Nam là "bộ phận hữu cơ của phong trào Cộng sản và Công nhân toàn thế giới" (điều lệ Đảng). Hệ thống Cộng sản có tổ chức chặt chẽ từ cơ sở đến cấp quốc gia lên đến khu vực, châu lục và toàn thế giới. Nhưng những người Cộng sản miền Nam Việt Nam có những đặc trưng của người miền Nam. Những người [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam|Cộng sản miền Nam Việt Nam]], do lịch sử khai hoang xứ Nam Bộ và ảnh hưởng văn hoá Pháp, họ mang cách sống, suy nghĩ và tác phong đặc trưng riêng của người Nam Bộ. Họ có sự độc lập tương đối với Trung ương Đảng tại [[Hà Nội]]. Những người Cộng sản miền Nam không thường dùng các lý luận như "Ba dòng thác cách mạng thế giới" hay "Bốn mâu thuẫn lớn của thời đại", không tham gia các tranh cãi lý luận đặc trưng của những người Cộng sản đương thời; họ thích mọi việc rõ ràng và đơn giản{{fact|date = ngày 6-01- tháng 1 năm 2013}}. Họ là những người thực tiễn.
 
Trong giai đoạn 1954-1959, những người [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam|Việt Minh miền Nam]] đã có các đối sách rất hiệu quả, gây khó khăn cho chính phủ Ngô Đình Diệm. Trong giai đoạn này, tổ chức của họ là [[Xứ uỷ Nam Bộ]] thay thế cho [[Trung ương Cục miền Nam]], đã có các đối sách hợp lý, gây khó khăn cho Chính phủ Ngô Đình Diệm. Từ chỗ bị truy lùng ráo riết, chỉ trong hai năm, những người cộng sản đã tạo thế chủ động tấn công cả về chính trị và quân sự. Về chính trị, họ đã làm chính quyền lao đao bằng các cuộc đấu tranh chính trị rầm rộ ở nông thôn và thành thị do họ chỉ đạo từ xa.<ref>PENTAGON PAPERS GRAVEL,Tr 335-337</ref> Về quân sự, họ thực hiện ám sát và chiến tranh du kích. Chiến thuật này đã phát huy tác dụng làm hạn chế được sức mạnh quân sự của [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]], đã đánh được những trận lớn như [[trận Tua Hai]] ([[Tây Ninh]]) vào căn cứ cấp trung đoàn của quân đội Việt Nam Cộng hoà. Nhưng nhìn chung do thiếu thốn về cơ sở vật chất và hệ thống nhân lực, ở nhiều địa phương, những người cộng sản vẫn tồn tại, chung sống một cách "hòa bình", đan xen với bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Dòng 159:
Họ còn sử dụng lực lượng vũ trang cấp đại đội tấn công vào các đồn của quân đội Việt Nam Cộng hoà.
 
Một chiến thuật rất hiệu quả áp dụng từ thời đó làm bó tay các cấp chỉ huy [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Quân lực Việt Nam Cộng hoà]] là chiến thuật "Bám đất bám dân". Cách đánh này có mô hình điển hình như sau{{fact|date = ngày 6-01- tháng 1 năm 2013}}:
 
* Quân du kích phục kích đường giao thông.
* Quân lực Việt Nam Cộng hoà kéo đến giao chiến.
* Quân du kích nếu yếu thế thì sẽ phân tán vào xóm ấp để được những người dân ủng hộ che giấu.
* Nếu Quân lực Việt Nam Cộng hoà bao vây và pháo kích, lập tức các cán bộ địa phương liền kêu gọi dân chúng ra biểu tình cản đường thiết giáp, đòi bồi thường hoa màu, chống bắn pháo vào làng... Nếu có người thương vong thì vấn đề trở nên quá phức tạp cho quân Việt Nam Cộng hòa.{{fact|date = ngày 6-01- tháng 1 năm 2013}}
* Khi quân lực Việt Nam Cộng hoà rút đi thì du kích quay lại tiếp tục bám đất bám dân như trước.