Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Thị Trinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dexbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Parsoid bug phab:T107675
n AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:15.8110000
Dòng 4:
 
== Tiểu sử ==
Bà sinh ra ở làng An Phú nay thuộc xã Tinh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh [[Quảng Ngãi]], cha mẹ tham gia phong trào Văn Thân, các anh bà đều thuộc lớp cách mạng lão thành như các ông Phạm Ngọc Trân (Sáu Trân) tham gia Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội 1928 - 1929, đảng viên [[Đông Dương Cộng sản Đảng|Đảng Cộng Sản Đông Dương]] 6/1930, trưởng Ty Công An đầu tiên của [[Quảng Ngãi]] năm 1945, tham gia hai cuộc kháng chiến trường kỳ, là lão thành cách mạng, mất năm 1983 và [[Phạm Kiệt|Phạm Kiệt]]<ref>[http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/tho-cua-mot-nguoi-me-tram-tuoi-105066.bld Thơ của một người mẹ trăm tuổi]. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2015. ''Lao động''</ref>, đảng viên [[Đông Dương Cộng sản Đảng|Đảng Cộng Sản Đông Dương]] 1931, đội trưởng [[Đội du kích Cứu quốc quân Ba Tơ|Du Kích Ba Tơ]] 1945, Trung tướng, thứ trưởng [[Bộ Công an (Việt Nam)|Bộ Công An]], tư lệnh kiêm chính ủy Công an nhân dân, đã mất tháng 01/1975<ref>[http://www.bienphongvietnam.vn/bd-bien-phong-viet-nam/chuc-nang-nhiem-vu-to-chuc/372-th-trng-btl-qua-cac-thi-k.html Thủ trưởng Bộ Tư lệnh CANDVT, Bộ Tư lệnh BĐBP qua các thời kỳ]. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2015. Biên phòng Việt Nam</ref>.
 
==Sự nghiệp==
=== Những năm 1930-1945 ===
Tháng 9/1930 bà thoát ly gia đình hoạt động bí mật. Ngày 19 tháng 1/1930 bà cầm cờ đi đầu, chỉ huy cuộc "Biểu Tình Truy Điệu Sơn Tịnh", cuộc biểu dương lực lượng của quần chúng cách mạng của Đảng tại địa phương với hơn 2.000 người tham gia, đối đầu với chính quyền Nam Triều huyện Sơn Tịnh và đã giành thắng lợi mỹ mãn{{cần chú thích|date =04- ngày 4 tháng 8- năm 2015}}.
 
Khoảng tháng 7/1932, bà bị bắt khi cùng một số đồng chí tạm lánh lên núi Hòn Dầu, bị tên Ất làm phản. Cuộc đối đáp giữa bà và [[Toàn quyền Đông Dương|Toàn Quyền Đông Dương]] [[Pierre Marie Antoine Pasquier|P.M.A. Pasquier]] được hai phóng viên đưa tin trên ''[[Tiếng Dân|báo Tiếng Dân]]'' và ''Nhân Đạo'' đã gây tiếng vang trong nước và quốc tế. Nhà tù đế quốc còn là trường học đối với bà: học để thoát khỏi mù chữ, học lý luận cách mạng, học ca hát, học tập gương đấu tranh và hy sinh anh dũng của các bậc tiền bối và học làm thơ qua người bạn tù, bạn thơ [[Nguyễn Chánh (người Quảng Ngãi)|Nguyễn Chánh]]. Đến 1934 và 1935, ông Chánh và bà mãn hạn được ra tù, bị quản thúc tại quê. Trong lao tù, tình đồng chí tình bạn thơ dần dần phát triển thành tình yêu lứa đôi; nay được trả tự do, lại thêm sự tác thành của ông Sáu Trân, bà và ông [[Nguyễn Chánh (người Quảng Ngãi)|Nguyễn Chánh]] thành gia thất.
                                                                                                                                                         
[[Tập tin:Pic-056- Anh-SauTran-PhamKiet.tif|thumb|Bà và gia đình các anh Sáu Trân - Phạm Kiệt. Nguồn: Album gia đình tướng Phạm Kiệt do Ông Phạm Đức Hùng cung cấp]]
Năm 1938 phái hữu lên nắm chính quyền ở Pháp, lại bắt đầu thời kỳ đàn áp đẫm máu cách mạng ở [[Liên bang Đông Dương|Đông Dương]]. Cuối năm 1941, do Lâm Tài phản bội, bà bị bắt lần thứ hai cùng vợ chồng Ông Sáu Trân{{cần chú thích|date =04- ngày 4 tháng 8- năm 2015}}. Giam cầm, tra tấn mãi không moi được gì, chúng kết án 6 tháng tù, nhưng giam bà tại nhà lao Quảng Ngãi đến cuối năm 1944 mới thả. Ngay sau khi ra tù, bà được bổ sung vào "Ủy Ban Vận Động Cứu Quốc" tỉnh Quảng Ngãi (tức tỉnh ủy lâm thời). Khi đội [[Đội du kích Cứu quốc quân Ba Tơ|Du Kích Ba Tơ]] thực hiện quyết sách táo bạo xây dựng căn cứ trong lòng dân, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa, đoàn đại biểu phụ nữ tỉnh do bà dẫn đầu đón và tặng quà cho đội tại "Bia Lũy". Hội trưởng Hội Phụ Nữ Cứu Quốc tỉnh bà Phạm Thị Trinh trao thanh gươm tuốt trần cho chính trị viên Đội Du Kích Ba Tơ, cũng chính là chồng bà, ông Nguyễn Chánh{{cần chú thích|date =04- ngày 4 tháng 8- năm 2015}}.  
 
Ngày 14/8/1945 Nhật đầu hàng [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]], Tỉnh Ủy ra lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn tỉnh. Đội [[Đội du kích Cứu quốc quân Ba Tơ|Du Kích Ba Tơ]] và các lực lượng bán vũ trang với gươm giáo, cồng chiêng, trống mõ giành chiến thắng oanh liệt ở Di Lăng, Xuân Phổ, Mỏ Cày, Châu Ổ, Cổ Lũy v.v.. Việt Minh chiếm tòa sứ, ngân hàng, nhà giây thép và các cơ quan quân sự. Cách Mạng Tháng 8 ở Quảng Ngãi thành công sớm nhất nước (từ 14-16 tháng 8/1945).
 
Ở tuổi 31, ngày 30/08/1945 Bà là phụ nữ duy nhất có mặt trên Chủ tịch đoàn cuộc mít tinh của tỉnh mừng cách mạng thành công và ra mắt Ủy ban Nhân dân Cách Mạng tỉnh Quảng Ngãi{{cần chú thích|date =04- ngày 4 tháng 8- năm 2015}}.
 
=== Kháng chiến 9 năm ===