Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiểu quốc J'rai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up
n AlphamaEditor, sửa liên kết chưa định dạng, Excuted time: 00:00:12.5243456
Dòng 2:
'''Tiểu quốc Jarai''' (tên gọi khác: '''Ala Car Pơtao Đêgar'''/ Dhung Vijaya'''/'''Nam Vijaya''' / '''Nam Bàn''' / '''Nam Phan''' / '''Nam Phiên'''/'''Chămpa Thượng''') là một tiểu quốc cổ của các bộ tộc Nam Đảo ở [[Tây Nguyên]], [[Việt Nam]] với bộ tộc nòng cốt là người [[Jarai (định hướng)|Gia Rai]] và người [[Ê Đê]] hình thành từ khoảng cuối [[thế kỷ 15]] và chấm dứt sự tồn tại sau khi phân rã ra thành các bộ tộc độc lập vào khoảng cuối [[thế kỷ 19]]
 
Tiểu quốc này được cai trị bởi các vị tiểu vương mà [[người Việt]] gọi là '''[[Thủy Xá - Hỏa Xá]]''' tức là '''[[Pơtao Apui - Pơtao Êa]]''' .Theo tương truyền các vị Vua là hiện thân của Thần Gươm Y Thih ( nhân vật trong các truyền thuyết của người người [[Ê đê và Jarai]]. Một tài liệu khác ghi là 20 "đời vua" tiểu quốc Jrai, là người kế tục giữ gươm thần do chàng Y Thih để lại. Có kiến khác cho rằng gươm thần của các Pơ tao thực ra là các bảo vật truyền ngôi của hoàng gia Chăm Pă sau khi Lê Thánh Tông tiêu diệt thành Vijaya (Đồ bàn, Bình Định).
Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép về sự kiện người Chămpa đầu hàng quân Đại Việt của Vua Lê Thánh Tông như sau : ''Một lúc sau, đứng xa trông thấy toán quân đi trước đã trèo lên được chỗ tường thấp trên mặt thành, bèn bắn luôn ba tiếng pháo để tiếp ứng, lại hạ lệnh cho vệ quân thần võ phá cửa đông thành tiến vào. Thành Chà Bàn bị phá vỡ. Quân Đại Việt bắt được hơn ba vạn tù binh và chém được hơn bốn vạn thủ cấp. Ngô Nhạn dẫn tướng đầu hàng là bác ruột Trà Toàn tên là Bô Sản Ha Ma. [[Lê Thánh Tông]] sai trưng bày những thứ người Chiêm dùng làm lễ vật đem đến xin hàng mà ở Đại Việt không có, sai viên quan đô úy Đỗ Hoàn chỉ tên từng thứ một. Có cái hộp bạc, '''hình như thanh kiếm''', vua hỏi vật gì. Hoàn trả lời rằng đó là đồ của nước Chiêm từ xưa, người làm quốc vương phải có vật đó để truyền cho con cháu. Quân Thuận Hóa bắt sống Trà Toàn dẫn đến trước vua [[Lê Thánh Tông]], nhà vua cho Trà Toàn được sống. Hôm ấy là ngày mồng 1 tháng 3 AL'' (1471)<ref>Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, nxb Văn hoà thông tin, 2004, trang 327</ref>
__TOC__
==Những ghi chép đầu tiên==
Dòng 47:
# Siu Ăt (1855? - 1907). Đây là vị thủ lĩnh Jrai chống Pháp ngay từ khi chúng đạt chân lên cao nguyên. Ông có một người giúp việc là A Ma Ju. Trong một lần đến sông Hinh (Phú Yên) không may con voi của ông bị đứt xích, phá rẫy của người Kinh. Những người Kinh đã bắt cả voi và người đưa về sông Cầu để Công sứ Pháp ở Phú Yên là Blainville xét xử. Viên quan người Pháp ra điều kiện sẽ cho A Ma Ju về nếu ông sắp xếp để họ được gặp vua lửa. Đến ngày hẹn, Siu At cho làm gà và mở rượu ghè đón khách như phong tục của người J’rai. Nhưng cả buổi đó, viên quan Pháp chỉ đòi được xem thanh gươm thần. Hắn âm mưa lấy bằng được gươm thần để thu phục các dân tộc Tây Nguyên. Hành động của người Pháp đã làm người J’rai nổi giận. Năm 1904, ông cùng dân làng dùng kế trá hàng - giết được tên Công sứ Pháp Odend’hal (1893? - 1904; năm 1893 tên Pháp này bị ám sát hụt). Thời kỳ này, tiểu quốc Jrai cũng bị xóa sổ và tan rã thành các vùng độc lập. Ông đánh trả thành công các cuộc tấn công của 200 tên Pháp do giám binh Vincilioni chỉ huy. Tháng 1/1905, một đại đội lính khố xanh khác do tên Renard chỉ huy, từ Chợ Đồn (An Khê) tiến lên càn quét vùng Cheo Reo nhưng bị Siu Ất đánh bại. Nhân đà đó, “vua Lửa” kêu gọi các tù trưởng khác khởi nghĩa và nhanh chóng được hưởng ứng. Ngày 23/1/1907, tên  Pari tấn công vào đồn điền Đak Foppau (Cheo Reo), nhằm vào làng Bana Kon Klott vốn đã theo ủng hộ “vua Lửa”. Tại đây, chúng bị nghĩa quân đón sẵn và phản kích dữ dội, 14 tên bỏ mạng, Pari tự sát<ref>Xem trong: http://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Huyen-thoai-vua-lua-o-Tay-Nguyen-155004/</ref>. Cuối năm 1907, quân Pháp bất ngờ tấn công Cheo Reo, bắt được ông. Cuộc chiến kết thúc.
# Siu Tũ. Ông thay thế Siu Ăt sau khi ông này mất. Pháp tiếp tục lùng bắt ông để lấy gươm thần, nhưng ông và dân làng quyết giữ. Điên cuồng, giặc Pháp bắt nhốt Vua Lửa Siu Tũ tại Kon Tum - từ đó nhiều câu chuyện huyền thoại về ông được mở ra. Biết Vua Lửa, tên cai ngục Pháp lệnh cho ông dùng phép làm cho cây đa cổ thụ nằm vắt ngang con sông Đăk Bla (Kon Tum) đứng thẳng lên. mặc cho súng ống bọn Pháp chĩa vào mình, Siu Tũ bước ra bến sông đọc thần chú, cầu xin và bỗng chốc cây đa dần đứng thẳng lên làm cho cai ngục khiếp sợ. Một lần khác, tên Công sứ Pháp chứng kiến sự việc vẫn không tin, muốn thử một lần nữa. Tên này yêu cầu Siu Tũ dùng gùi để đựng nước, nếu nước không chảy ra ngoài sẽ gọi Siu Tũ là “ama” (cha). Siu Tũ ung dung lấy gùi múc nước, dù nhiều lỗ ở trên gùi nhưng không có bất cứ một giọt nước nào chảy ra ngoài. Bọn Pháp khiếp sợ trước “quyền phép” của Siu Tũ nên thả ông về, riêng về tên Công sứ Pháp thua cuộc uất ức treo cổ tự tử. Khi Siu Tũ ra tù, oai danh của Vua Lửa càng vang xa, người dân các nơi kéo về cầu xin, tạ ơn kính nể Siu Tũ như một vị thần linh.
# Siu Nhót (1971 - 1986). Ông được Hội đồng các thân hào nhân sĩ các sắc tộc cùng Hội đồng tỉnh Kon Tum thời Việt Nam cộng hòa bầu ra ngày 20/10/1971. Thời Siu Nhót (hãy Siu Anhot), bà con các dân tộc thường mang gạo, gà, heo đến cúng, để cầu mưa<ref>Theo{{chú truyềnthích thốngweb thì| lễurl cầu mưa phải gồm có đủ các thành phần như 1 ghè rượu, sáp ong se thành cây nến, 1 tô gạo, 1 đĩa thịt được cắt ra bày sẵn. Sau hồi khấn vái cùng nghi thức rẩy và xoa nước vào bụng các già làng để cầu khỏe cầu phúc từ bàn tay của chính “vua Lửa”, ông ta sẽ ngồi hướng về phía bàn lễ vật, lạy 3 lạy chào thần linh rồi tự rót nước vào ché rượu bằng tay phải. Tiếng chiêng trống, lời văn tế ngân nga, vẻ trang nghiêm, trịnh trọng của “vua Lửa”, ngọn lửa bếp phần phật giữa cánh đồng rộng như thông dẫn tới quyền lực siêu nhiên, huyền bí. Vừa khấn, ông ta vừa lấy gạo trong tô vãi ra chiếu cúng để mời: thần Núi, thần Sông, thần Gỗ, thần Đá... cùng về dự lễ. Thế rồi “vua Lửa” lấy thịt ném 3 lần ra phía trước. Mỗi lần ném thịt “vua Lửa” cũng không quên cầm cây gươm thần, chỉ hướng từ đông sang tây, vừa luôn miệng cầu khấn. Và thật diệu kỳ, vừa dứt lời tế mây đen từ đâu vần vũ kéo tới, sấm rền vang, chớp giật đùng đùng và mưa như trút nước. Cư dân khắp nơi chỉ biết hướng về làng Plei Ơi mà vái lạy. Xem:= http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=5437%3Atype-truyn-thanh-gm-thn-va-tc-th-gm-qua-truyn-thuyt-ca-cac-dan-tc-trng-sn-tay-nguyen&catid=97%3Avn-hoa-dan-gian&Itemid=155&lang=vi | tiêu đề = Type truyện thanh gươm thần và tục thờ gươm qua truyền thuyết của các dân tộc Trường Sơn | author = | ngày = | ngày truy cập = 6 tháng 10 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>, mừng lúa mới, lễ đâm trâu, cầu khỏi bệnh có tính chất mê tín. Khi ông "vi hành", người dân không được nhìn mặt vua, vì sợ bị cháy nhà hay bệnh hoạn - ông là hiện thân của vị thần hiện thân của thần Y Thih. Các thợ rèn thường cầu xin vua ban phép lành trước khi mở lò. Theo mô tả của Dournes: “Vị Vua Lửa” trông còn thảm hại hơn cả ông. Khoa yang chủ nhà tôi trọ, đã già, thấp đậm, khắp người đầy lông (rất hiếm thấy ở người Jarai), râu ria, đường nét thô, hai mắt to nhìn chăm chăm một chỗ, ông ngồi xổm trên chiếc chiếu lớn được trải ra dành cho ông, hút thuốc bằng ống điếu và hút rượu cần trong các ghè đặt trước mặt ông, ông uống nhiều và nói ít<ref>Jacques Dournes. 2013. Pơtao, một lý thuyết về quyền
lực ở người Jarai Đông Dương (Bản dịch của Nguyên Ngọc).
Hà Nội: Tri thức, tr. 341.</ref>…PGS Phan An (1990) cùng các đồng sự ở Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi đến thăm Vua Lửa ở Plei Ơi đã mô tả ông là một người Jarai "già cả, gầy gò, đóng khố, ở trần" (...) nhưng không nghĩ ông ấy (tức Vua Lửa) là một vị vua<ref>PGS Phan An, PƠTAO - NHỮNG TIẾP CẬN TỪ NHÂN HỌC, Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, tr. 33.</ref>.
# Siu Luynh (1986 - 1999). Ông là cháu họ, kế ngôi sau khi Siu Nhót qua đời. Nhà cửa đơn giản, sống nghèo khổ - gần như là một thường dân. Cũng PGS Phan An (1990) khi cùng đoàn làm phim "Vua Lửa ở Tây Nguyên" đến Plei Ơi thì gặp Siu Luynh và mô tả thì cũng như xưa (thời năm 1985). TS Nguyễn Thị Kim Vân qua phỏng vấn ông, đã khắc họa truyền thuyết về "gươm thần": “Năm ấy hạn hán kéo dài, sông Apa, sông Ayun (hai con sông lớn nhất ở khu vực đông nam Gia Lai – PV) và các nguồn nước hoàn toàn khô cạn, cây rừng không mọc nổi. Người Jrai phải đào hố tìm nước uống. Các loài thú rừng cũng kéo đến cái hồ do người đào để uống nước. Chúng đạp lên nhau mà chết, con người chỉ việc lấy thịt thú rừng ăn. Nhưng rồi thú rừng cũng không còn, con người phải lấy cây mục chấm mật ong ăn qua ngày, lấy hạt cây le nấu ăn thay gạo”. Theo tiến sĩ Vân, trong hoàn cảnh ấy, ước muốn lớn nhất của người Jrai là có thể cầu xin hoặc cao hơn nữa là bắt thiên nhiên phải chiều theo ý muốn của mình. Khi đã có “chiếc gươm thần”, có yêu cầu người xứng đáng giữ gươm, có lẽ vậy mà những Pơtao Apuih xuất hiện<ref>{{chú thích web | url = http://www.xuhuongviet.com/huyen-thoai-nhung-potao-tay-nguyen-ky-4-guom-thieng-vung-hoa-xa.html | tiêu đề = Huyền thoại những Pơtao Tây Nguyên - Kỳ 4: Gươm thiêng vùng Hỏa Xá | author = | ngày = | ngày truy cập = 6 tháng 10 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>.
# Rơ Lan Hieo (1999 - 2015). Ông vốn là người giúp việc cho Siu Luynh, làm "vua" sau khi người tiền nhiệm vừa mất. Rơ Lan Hieo là người duy nhất có thể điều khiển “gươm thần”, “hô mưa gọi gió”. Cuối đời do lục đục chuyện gia đình<ref name="source4">Xem{{chú thích trong:web | url = http://baophapluat.vn/bi-an-cuoc-song/vi-vua-cuoi-cung-o-viet-nam-bi-vo-duoi-ra-ngoai-duong-212874.html | tiêu đề = “Vị vua” cuối cùng ở Việt Nam bị vợ… đuổi ra ngoài đường | author = | ngày = | ngày truy cập = 6 tháng 10 năm 2015 | nơi xuất bản = Phapluatvn.vn | ngôn ngữ = }}</ref> nên ông lơ là trong "cai trị". Đầu năm 2015, "vua" thoái vị, đề nghị người họ Siu lên kế vị nhưng không thành. bà Siu Bian (SN 1958, cháu của vua lửa thứ 14 Siu A Luynh) chia sẻ lý do chúng tôi (họ Siu) không nhận "vì không biết điều khiển gươm, không biết thần chú gọi mưa. Hơn thế, giờ nước nôi cung cấp cho ruộng đồng đầy đủ. Bà con cũng chẳng còn phải lo hạn hán như xưa”<ref>http: name="source4"//baophapluat.vn/bi-an-cuoc-song/vi-vua-cuoi-cung-o-viet-nam-bi-vo-duoi-ra-ngoai-duong-212874.html</ref>.
==Vua Nước- Pơtao Êa==
Làng “Vua Nước” ( Plei Mtao Ea hay Buôn Mtao Ea) ở xã Nhơn Hòa, cách trung tâm huyện Chư Sê khoảng 20&nbsp;km, thuộc tỉnh Gialai.Truyền thuyết về Vua Nước kể rằng : Yang H’ju H’măng và Yang Cưˇ ( Thần Núi) giao chiến. Yang Ea (Thần nước) đứng ra can thiệp, được Aê Diê ( Thượng Đế) tin cậy giao cho việc cai quản dân làng. Yang Ea ở tận trời cao muốn cai quản tốt dân làng nên xin Thượng Đế dựng một cấp trung gian nữa là Mtao Ea ( Vua nước ) để cai quản thế gian. Vương miện đầu tiên được trao cho người Chăm. Sau này là người Jrai thuộc dòng họ R’Chăm đã giành vương miện. Chính vì vậy, người Chăm đã nhiều lần đến đánh nhau để giành vương miện. Ptao Ea là đại diện trần gian liên hệ với thần linh ở cõi trần, Vua được thần dân trong làng góp tiền làm nhà, thần dân tự nguyện sản xuất nuôi Vua. Vua chỉ làm mỗi việc là cầu trời cho mưa thuận gió hòa, người người khỏe mạnh, làm ăn phát đạt. Các đời vưa Nước
# Kép R’Chăm : ( 1425-1426)
# Nhơn R’Chăm : (1501-1571)
# Bring R’Chăm : (1576-1646)
# Dăi R’Chăm : ( 1651-1719)
# Guh R’Chăm : (1724- 1795)
# Nhoak R’Chăm : ( 1800- 1870)
# Bo R’Chăm : ( 1897- 1955)
Ptao Ea đời thứ 7 mất, xác của ông được hỏa táng rất long trọng, theo tục lệ Chăm BàlaMôn ở vùng duyên hải miền trung. Trong thời gian này, các làng Tây Nguyên làm hàng ngàn trâu bò để cúng tế Vua về với Buôn Atâo ( Thế giới bên kia). Sau đó xác được hỏa táng giữa những điệu xoang huyền bí và những lời hát khóc thương Vua. Sau khi hỏa thiêu xong dân làng lấy tro đựng vào bình bạc và chôn dưới mái nhà mồ cao vút và họ cũng thực hiện chia của cho nhà vua .
Nhà mồ theo kiểu mô phỏng nhà rông thu nhỏ trong một khu vực riêng, không cùng với nhà mồ của làng. Chỉ có vợ vua mới được chôn cất gần.
Hiện nay, Vua nước đời thứ 7 chỉ còn lại một người con gái tên H’ Ra Nhung R’Chăm. Tài sản vua để lại chỉ còn lại là một thanh gươm thần cất giấu ở rừng thiêng, chỉ có vua và người giúp việc được biết.Tương truyền là gần rừng tháp Yang Prong. Còn trang phục,vật dụng là do con cháu dòng họ R’Chăm ở Buôn Săm, huyện Êa Hleo, tỉnh Daklak cất giữ đến ngày nay .
 
==Tham khảo==