Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Núi Kỳ Lân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:02.7139247
Núi Kỳ Lân- Hòn non bộ của Ninh Bình
Dòng 4:
Núi tên là Kỳ Lân vì có hình đầu [[con lân]] nhìn về phía Bắc. Núi cao trên 50 m và phía Bắc sườn núi hõm vào tạo thành một cái hàm con lân. Xung quanh là những vách núi nhấp nhô, cây cối mọc xanh um như bờm và râu của con [[lân]].
 
Có hai cây cầu nối từ hai phía vào đảo [[Kỳ Lân (định hướng)|Kỳ Lân]]. Một cây cầu vòm bằng đá, bảy nhịp, mặt cầu rộng 2m, dài trên 22m, cao 4m bắc qua sông Tràng An vào [[núi]] ở phía nam; cây kia cũng bằng đá nhưng nhỏ hơn và không có lan can được bố trí ở phía [[bắc]]. Mỗi nhịp cầu là một phến đá lớn. Núi Kỳ Lân là một hòn non bộ do thiên nhiên tạo dựng giữa lòng sông Tràng An như một vườn cảnh thiên nhiên độc đáo với hàng trăm cây cảnh, cây hoa, [[họ Phong lan|phong lan]], đá cảnh, non bộ. Trên núi có những ngọn tháp cổ ẩn hiện trong màu xanh um tùm của cây lá. Dưới chân núi là ngôi đền thờ bà [[Quận chúa]], tương truyền bà là người đã hy sinh thân mình làm vợ quái vật kỳ lân để cứu giúp dân lành.<ref>[http://doanhnghiepvn.vn/nui-ky-lan--hon-non-bo-cua-ninh-binh-d56539.html Núi Kỳ Lân- Hòn non bộ của Ninh Bình]</ref>
 
Núi Kỳ Lân là nơi còn lưu dấu những gì đặc trưng nhất của những đợt biển tiến, ngấn sóng biển còn rất rõ nét, cho phép nhận biết ở đây có nhiều giai đoạn bị biển xâm thực. Đặc biệt hơn nữa trên những ngấn sóng biển ở đây còn xuất lộ lớp trầm tích có chứa xương động vật, vỏ nhuyễn thể biển, đây là cứ liệu hết sức quan trọng cho phép xác định tuổi, quá trình biển tiến lùi.<ref>[http://vanhocnghethuatninhbinh.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=318:doi-dong-ve-lich-su-dia-chat-va-sinh-canh-thanh-pho-ninh-binh&catid=45:nghien-cuu-suu-tam&Itemid=105 Đôi dòng về lịch sử địa chất thành phố Ninh Bình]</ref>