Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Ấn Quang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: AlphamaEditor, thêm thể loại, Excuted time: 00:00:28.1008098
n clean up, replaced: → (3) using AWB
Dòng 3:
'''Chùa Ấn Quang''' là một ngôi chùa khá nổi tiếng ở [[Việt Nam]] được nhiều người biết dến và đây cũng là một [[trường Phật học]] của [[Giáo hội Phật giáo Việt Nam]] ở miền Nam.
 
Chùa Ấn Quang toạ lạc tại 243 đường [[Vạn Hạnh|Sư Vạn Hạnh]] Phường 9 - [[Quận 10]], [[Thành phố Hồ Chí Minh]].
 
Chùa được tạo lập năm [[1948]] và đã được mở rộng nâng cấp. Hiện nay chùa có [[thư viện]] và [[nhà xuất bản]]. Chùa Ấn Quang đã là nơi đặt trụ sở của Phật học đường Nam Việt, Giáo hội Tăng già Nam Việt (1959-1963), cơ sở chính của [[Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất]] và văn phòng Viện Hóa Đạo và Viện Tăng Thống (1976 - 1980), nay là trụ sở Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (từ năm 1982). Chùa thường được gọi với tên '''Tổ đình Ấn Quang'''.
 
Tổ đình Ấn Quang được xây dựng cách nay không lâu, nhưng lại giữ một vị trí rất đặc biệt trong lịch sử Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nơi đây đã từng chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong những bước thăng trầm và phát triển của đạo Phật ở miền Nam.
Dòng 29:
Năm 1959, xây lại dãy lầu giảng đường. Ðến năm 1966, chánh điện được tôn tạo. Năm 1967, lầu Tăng xá, nhà trai được tái thiết.
 
Kiến trúc chùa được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Bên trong chùa, ngoài tượng đức [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Bổn sư Thích Ca]] và tượng các vị Phật được tôn trí trang nghiêm tại chánh điện, còn có tượng [[Bồ-đề-đạt-ma|Tổ Sư Đạt Ma]] bằng gỗ và bộ tranh sơn mài [[Quan Âm]], [[Văn-thù-sư-lợi|Văn Thù]], [[Phổ Hiền]] do nghệ nhân Trương Văn Thanh (tức Đại đức Minh Tịnh) thực hiện. Cư sĩ Trương Đình Ý, giáo sư trường Mỹ Nghệ Thực Hành ở Gia Định là người đã có công chăm sóc về phương diện kiến trúc, điêu khắc và trang trí của chùa. Tượng Phật và những bức chạm nổi trong chính điện đều là những công trình sáng tác của ông.<ref name=lm1/>
 
Khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập, chùa Ấn Quang trở thành trụ sở Giáo Hội.<ref name=lm1/>