Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bộ trưởng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 32:
** Bộ trưởng [[Văn hóa]]
** Đôi khi có một ''[[chanchellor]]'' (Đại pháp quan, bộ trưởng ở Anh hay thủ tướng ở Đức)
** Mỗi quốc gia có các kiểu bộ trưởng riêng, và sẽ có danh xưng riêng, tùy theo số lượng các bộ.
 
* Thành viên Nội các Chánh phủ thời Quốc gia Việt Nam (1948-55) và Việt Nam Cộng Hòa (1955-75) có hơi khác đôi chút so với thành phần Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Thời trước 1975, dưới quyền Thủ tướng và Phó thủ tướng thường đặt ra bốn chức danh là: Quốc vụ khanh, Tổng trưởng, Bộ trưởng và Thứ trưởng (theo vị trí quan trọng từ cao xuống thấp. Riêng Quốc vụ khanh thường là một vị trí cố vấn đặc biệt và quan trọng đối với Thủ tướng)
 
Ví dụ 1: Chẳng hạn như trong Nội các Nguyễn Văn Xuân (từ 1-6-1948) - Chánh phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam:
 
- Chủ tịch Hội đồng Tổng trưởng kiêm tổng trưởng Bộ Quốc phòng và tổng trưởng Bộ Nội vụ: Nguyễn Văn Xuân.
 
- Quốc vụ khanh, phó chủ tịch Hội đồng Tổng trưởng kiêm tổng trấn Nam Phần: Trần Văn Hữu.
 
- Quốc vụ khanh, tổng trấn Trung Phần: Phan Văn Giáo.
 
- Quốc vụ khanh, tổng trấn Bắc Phần: Nghiêm Xuân Thiện.
 
- Quốc vụ khanh, tùng Bộ Quốc phòng: Trần Quang Vinh.
 
- Tổng trưởng Bộ Tài chánh, kinh tế quốc gia: Nguyễn Trung Vinh. 
 
- Thứ trưởng tùng Dinh chủ tịch: Đinh Xuân Quảng.
 
- Thứ trưởng tùng Bộ Nội vụ: Đỗ Quang Giai.
 
- Thứ trưởng tùng Bộ Quốc gia giáo dục, đặc trách Thanh niên và thể thao: Hà Xuân Tế.
 
- v.v..
 
Ví dụ 2: Hoặc như trong Nội các do quốc trưởng Bảo Đại trực tiếp làm Thủ tướng (từ ngày 1-7-1949 đến 18-1-1950)
 
- Quốc trưởng kiêm thủ tướng: Bảo Đại.
 
- Phó thủ tướng kiêm tổng trưởng Bộ Quốc phòng: trung tướng Nguyễn Văn Xuân.
 
- Tổng trưởng Phủ thủ tướng kiêm tổng trưởng Bộ Nội vụ: Vũ Ngọc Trân.
 
- Bộ trưởng Phủ Thủ tướng kiêm tổng thư ký Chánh phủ: Đặng Trinh Kỳ.
 
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Trần Quang Vinh.
 
- Tổng trưởng Bộ Ngoại giao: Nguyễn Phan Long.
 
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Lê Thăng.
 
- Tổng trưởng Bộ Tư pháp: Nguyễn Khắc Vệ.
 
- v.v...
 
Lúc này, một vài bộ quan trọng vừa có 1 Tổng trưởng, vừa có 1 Bộ trưởng, vừa có các Thứ trưởng, nên bộ trưởng có thể xem như là Thứ trưởng thứ nhất của bộ, dười tổng trưởng, nhưng trên các thứ trưởng trong bộ đó.
 
Ví dụ 3: Hoặc như trong Nội các Ngô Đình Diệm (từ 7-7-1954 đến 25-10-1955)
 
- Quốc trưởng: Bảo Đại.
 
- Thủ tướng kiêm tổng trưởng Bộ Quốc phòng và tổng trưởng Bộ Nội vụ: Ngô Đình Diệm.
 
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Nguyễn Ngọc Thơ (đến 9-1954).
 
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Lê Ngọc Chấn (đến 9-1954).
 
- Bộ trưởng Phủ Thủ tướng: Trần Chánh Thành (đến 9-1954).
 
- Bộ trưởng Phủ Thủ tướng đặc nhiệm thông tin: Lê Quang Luật (đến 9-1954).
 
- Bộ trưởng đặc nhiệm và phát ngôn nhân Phủ thủ tướng: Phạm Duy Khiêm.
 
- Tổng trưởng Bộ Ngoại giao: Trần Văn Đỗ.
 
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Bùi Văn Thinh.
 
- Tổng trưởng Kinh tế tài chánh: Trần Văn Của (đến 9-1954).
 
- Bộ trưởng Bộ Kinh tế: Nguyễn Văn Thoại (đến 9-1954).
 
- Bộ trưởng Bộ Tài chánh: Trần Hữu Phương .
 
- Tổng trưởng Bộ Canh nông: Phan Khắc Sửu (đến 9-1954). 
 
- Quốc vụ khanh: Trần Văn Chương (đến 9-1954).
 
- v.v...
 
Trong trường hợp này, tổng trưởng Kinh tế tài chánh có hai "phụ tá', là bộ trưởng Bộ Kinh tế và bộ trưởng Bộ Tái chánh. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Nội vụ giúp Thủ tướng trực tiếp điều hành bộ, trong khi Thủ tướng vẫn kiêm chức Tổng trưởng hai bộ quan trọng đó. Riêng Quốc vụ khanh là cố vấn đặc biệt của Thủ tướng và không trực tiếp nắm bộ nào.
 
Ví dụ 4: Có nội các chỉ gồm có các tổng trưởng (và các thứ trưởng phụ tá) và Quốc vụ khanh, mà bỏ tên gọi Bộ trưởng. Như Nội các Ngô Đình Diệm cải tổ (10-5-1955 đến 26-10-1955).
 
Cũng có Nội các chỉ gồm các bộ trưởng (và các thứ trưởng phụ tá) và Quốc vụ khanh, mà bỏ tên gọi Tổng trưởng. Như Chánh phủ Ngô Đình Diệm  (26-10-1955 đến 26-10-1956).
 
Hoặc như Nội các Nguyễn Cao Kỳ (1965-67) thì đứng đầu Bộ là một Tổng uỷ viên Hành pháp (như tổng trưởng), hoặc 1 Uỷ viên Hành pháp (bộ trưởng), bên dưới có các Thứ uỷ viên Hành pháp (thứ trưởng).
 
== Chú thích ==