Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lăng Đồng Khánh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎Lịch sử: sửa chính tả 3, replaced: thân phụ → cha using AWB
Dòng 20:
:''Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài.''
 
Ðồng Khánh là anh cả nhưng lại được đưa lên ngai vàng sau cùng. Bấy giờ, khi vua [[Hiệp Hòa]] bị giết (1883), [[Tôn Thất Thuyết]] và [[Nguyễn Văn Tường]] lập Hoàng tử Ưng Ðăng (con nuôi vua [[Tự Đức|Tự Ðức]], em thứ hai của Ưng Ðường) lên làm vua, lấy niên hiệu là Kiến Phúc. Ở ngôi được 8 tháng thì [[Kiến Phúc]] qua đời, em trai là Ưng Lịch được kế vị, đặt niên hiệu Hàm Nghi. [[Hàm Nghi]] trị vì được một năm thì kinh đô thất thủ (5-7-1885), phải rời ngai vàng theo Tôn Thất Thuyết ra Sơn phòng Tân Sở, phát chiếu [[Phong trào Cần Vương|Cần Vương]] kháng [[Pháp]]. Triều thần và chính phủ bảo hộ đưa anh trai Hàm Nghi vào ngai vàng đang để trống, đó là Ðồng Khánh. Ðồng Khánh làm vua được 3 năm thì qua đời vào giữa tuổi 25. Nhà vua không ngờ mình chết sớm như vậy nên chưa hề lo nghĩ đến sinh phần mai sau của mình. Lăng Ðồng Khánh hiện hữu, thực chất là nơi vua Ðồng Khánh tá túc vĩnh viễn trong điện thờ thân phụcha của ông. Sự ra đời của khu lăng tẩm này khá nhiều trắc trở.
 
Sau khi lên ngôi, Ðồng Khánh thấy lăng mộ của cha mình ở [[Cư Sĩ]] chưa có điện thờ nên sai Bộ Công dựng điện Truy Tư cạnh đó để thờ cha. [[Ðiện Truy Tư]] khởi công vào tháng 2 năm 1888, đến tháng 10 năm đó hoàn tất về căn bản. Ðồng Khánh rước bài vị của [[Kiên Thái Vương]] về thờ trong điện, đồng thời tiếp tục hoàn chỉnh công trình. Thế nhưng, trong khi công việc kiến trúc đang tiếp tục thì Ðồng Khánh mắc bệnh và đột ngột qua đời. Vua Thành Thái (1889-1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế suy kiệt nên không thể xây cất lăng tẩm quy củ cho vua tiền nhiệm, đành lấy điện Truy Tư đổi làm [[Ngưng Hy]] để thờ vua Ðồng Khánh. Thi hài nhà vua cũng được an táng đơn giản trên quả đồi có tên là [[Hộ Thuận Sơn]], cách điện Ngưng Hy 30m về phía Tây. Toàn bộ khu lăng tẩm được gọi tên là [[Tư Lăng]].