Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phục Hưng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:20.9030901
n →‎Triết học: sửa chính tả 3, replaced: Thế Giới → Thế giới using AWB
Dòng 68:
In Machiavelli's Prince and More's Utopi, Moreana XX. 77 (Feb. 1983). 1 1-22, bản online tại [http://www.thomasmorestudies.org/moreana/Moreana77pages11-22.pdf Thomas More Studies]</ref>. [[Matteo Palmieri]] (1406-1475), một nhà nhân văn khác, trong ''Della vita Civile'' ("Về đời sống Công dân"; năm 1528) đã trình bày những ý tưởng về cách thức phát triển tinh thần và thể chất của trẻ em, làm thế nào người dân có thể tiến hành tu dưỡng đạo đức, làm thế nào người dân và xã hội có thể đảm bảo tính trung thực trong đời sống cộng đồng, và sự khác biệt giữa cái thực dụng hữu ích và sự thành thật<ref>Claudio Finzi, Matteo Palmieri: dalla 'Vita Civile' alla 'Cittàdi Vita' (Rome) 1984</ref>. Leon Battista Alberti tóm tắt tinh thần nhân văn chủ nghĩa trong câu nói: "Con người có thể làm tất cả mọi thứ nếu họ muốn".<ref>{{chú thích sách|last=Burckhardt|first=Jacob|title=The Civilization of the Renaissance in Italy|year=1960|publisher=Middlemore|location=London|pages=81}}</ref>
 
Tuy nhiên, sự thành công của chủ nghĩa nhân văn không có nghĩa là chủ nghĩa kinh viện lụi tàn. Trái lại, chủ nghĩa kinh viện vẫn có thành lũy vững chắc như ở [[Đại học Padua]] hay [[Đại học Pologna]]. Những triết gia kinh viện như [[Francisco Suárez]] đáp trả những chỉ trích của các nhà nhân văn chủ nghĩa bằng cách tìm kiếm tư liệu và bản dịch chính xác hơn, gồm những bình luận tiếng Hy Lạp về Aristotle. Đây là thời mà học thuyết của [[Thomas Aquinas]] lên ngôi trong thần học Cơ đốc giáo. Bên cạnh đó, khi đề ra những lập trường siêu hình và đạo đức mới đáp ứng thế giới quan thay đổi khi người Tây Ban chinh phục Tân Thế Giớigiới, các học giả này đã góp phần định hình những luật lệ quốc tế mới liên quan tới vấn đề [[chủ nghĩa đế quốc]] và chế độ [[nô lệ]]<ref name="Hankin56">Hankin, J., "The Cambridge Companion of Renaissance Philosophy", Cambridge Univesity Press, 2007, tr.5-6</ref>.
 
Ngoài hai trường phái chính trên, còn có một nhóm các nhà triết học tự gọi mình là "mới", những người cảm thấy những đề tài trong triết học kinh viện là quá hạn hẹp, và đi ra ngoài con đường chiết trung của chủ nghĩa nhân văn, bao gồm những nhà tư tưởng như [[Nicholas Cusanus]], [[Ficino]], [[Tommasso Campanella]] hay [[Giordano Bruno]],... Họ chối bỏ triết học Aristotle và tìm một đường lối khác, chủ yếu dựa trên [[Plato]] nhưng tự thân cũng đề xuất một loạt thuật ngữ cũng như chủ đề mới trong vũ trụ học, tâm lý học, chính trị học. Đây là nhóm bị Giáo hội cảm thấy bị thách thức nhất, và nhiều người trong số đó bị điều tra, bắt giam và thậm chí Bruno bị xử hỏa hình<ref>Yates, F., "Giordano Bruno and the Hermetic Tradition", London, 1964</ref>.