Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đền Ông Hoàng Mười (định hướng)”

trang định hướng Wikimedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Đền ông Hoàng Mười''' là ngôi đền nổi tiếng ở Nghệ An thờ Đạo mẫu Tứ Phú, vị thần được thờ chính là ông [[Hoàng M...”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 05:17, ngày 12 tháng 9 năm 2009

Đền ông Hoàng Mười là ngôi đền nổi tiếng ở Nghệ An thờ Đạo mẫu Tứ Phú, vị thần được thờ chính là ông Hoàng Mười.

 Đền được xây dựng năm 1634 từ thời hậu Lê trên diện tích hơn 1 ha ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh huyện Hưng Nguyên, đền còn có tên khác là Mỏ Hạc Linh từ. Trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay, đền có 3 toà chính: Thượng điện, Trung điện và Hạ điện.
 Theo truyền thuyết, ông Hoàng Mười là con vua Long thần Bát Hải Đại vương. Theo sự phân công của vua cha và đệ nhất thánh mẫu Thiên Tiên công chúa, ông được giao trọng trách trấn thủ Nghệ An về mặt tâm linh, được đặc cách gần như toàn quyền kiểm sát khâm sai ở Nghệ An. Người ta còn cho rằng ông Hoàng Mười là hoá thân của Lý Nhật Quang, Lê Khôi những người đã từng làm tri châu, trấn thủ xứ này và họ cũng đều là các hoàng tử được các bậc thánh vương phái đến đây để giúp dân. Vì thế, ông Hoàng Mười còn được nhân dân xứ Nghệ tôn vinh là "Đức thánh minh", là một vị quan nằm trong hệ thống điện thần thờ mẫu tứ phủ ở Việt Nam. Nơi nào có điện thờ mẫu là nơi đó có tượng hoặc bàn thờ ông Hoàng Mười.
 Vào ngày 10 tháng 10 âm lịch hằng năm đều diễn ra lễ hội đền ông Hoàng Mười. Lễ hội có các hoạt động hấp dẫn như rước sắc bằng thuyền từ nhà thờ họ Nguyễn ra đền, hát chầu văn, thi chọi gà, đánh cờ người...