Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Hạ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Hậu duệ: AlphamaEditor
Dòng 71:
Sau khi vua Thiếu Khang trung hưng vương thất, phong cho con thứ là [[Việt hầu Vô Dư|Vô Dư]] làm vua [[Việt (nước)|nước Việt]] ở đất [[Cối Kê]] (nay thuộc huyện [[Thiệu Hưng (huyện)|Thiệu Hưng]] tỉnh [[Chiết Giang]]) để lo việc phụng thờ. Do ở nơi man hoang nên giai đoạn sau nhà Hạ và nhà Thương cho đến Tây Chu nước này không có ảnh hưởng gì lớn để sử sách ghi chép, đến cuối thời [[Xuân Thu]], [[Việt vương Câu Tiễn]] giành ngôi bá chủ [[Trung Nguyên]] nước Việt mới được chú ý đến. Đến giữa thời [[Chiến Quốc]], nước Việt suy yếu bị [[Sở (nước)|nước Sở]] đánh bại. Con thứ hai của [[Việt vương Vô Cương]] là [[Minh Di]] được vua Sở cho cai quản vùng đất Ngô Thành (nay ở huyện Ngô Hưng tỉnh Chiết Giang), nằm ở phía nam Âu Dương Đình, được đặt tên như vậy bởi vì nó được xây dựng ở phía nam và là phía dương (mặt trời) của núi Âu Dương, vì thế ông được đặt danh hiệu là Âu Dương Đình Hầu. Năm 223 TCN, tướng nước Tần là [[Vương Tiễn]] tiến vào vùng đất Việt. Các thủ lĩnh người Việt ở đây (là hậu duệ của Câu Tiễn) đều quy phục. Vương Tiễn bèn lấy đất Việt lập quận Cối Kê. Con cháu họ tiếp tục giữ họ Âu, Âu Dương hay Âu Hầu để tưởng nhớ chức tước ngày xưa của tổ tiên.
 
Năm 334 TCN, một nhánh khác của nước Việt bị nước Sở đánh bại đã chạy đến vùng [[Phúc Kiến]] xây dựng nước [[Mân Việt]]. Quốc gia này bị nhà Tần khuất phục, tuy nhiên chẳng bao lâu "nhà Tần mất hươu khiến thiên hạ cùng đuổi", cháu 7 đời của Vô Cương là [[Vô Chư]] vì có công chống Tần nên được Hán Cao Tổ cho phép phục quốc và phong làm Mân Việt Vương. Mân Việt bị chiếm đóng một phần bởi nhà Hán vào cuối thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Tuy nhiên, do địa hình được bao bọc bởi núi non, nhà Hán lúc đó không thể hoàn toàn kiểm soát được vùng này. Mân Việt bị thôn tính bởi [[Nam Việt]] từ năm 183 TCN đến 135 TCN, nhưng họ phục quốc chưa bao lâu thì bị xâm chiếm bởi nhà Hán năm 110 trước Công Nguyên. Một phân nhóm dân tộc tên là [[Huệ An Nữ]] tự nhận họ là con cháu của những người Mân Việt xưa. Ngày nay, theo phân loại dân tộc của Trung Quốc, nhóm Huệ An Nữ được xếp làm một nhánh của dân tộc Hán.
 
Năm 472 TCN, sau khi tiêu diệt [[Ngô (nước)|nước Ngô]], Việt vương Câu Tiễn phong cho con trai thứ (chưa rõ tên) ở [[Đông Âu quốc|Đông Âu tộc]] (nay thuộc [[Ôn Châu]] và [[Thai Châu]] tỉnh [[Chiết Giang]]. Tuy nước Việt bị Sở sát nhập nhưng bộ phận Đông Âu tộc vẫn được quyền tự trị, thủ lĩnh bộ tộc tự xưng là Đông Âu vương. Năm 220 TCN, [[Tần Thủy Hoàng]] hạ lệnh phế truất thủ lĩnh đời thứ sáu Đông Âu tộc là [[An Chu]], Đông Âu tộc bị sát nhập với Mân Việt thành quận Mân Trung, chấm dứt sau 252 năm tồn tại. Năm 209 TCN, con trai An Chu là [[Sô Giao]] nhân nhà Tần đại loạn cũng vùng lên phục quốc, năm 200 TCN được Hán Cao Tổ phong làm Hải Dương Tề Tín Hầu. Năm 191 TCN, Hán Huệ Đế cải phong Giao làm Đông Hải vương, tuy nhiên thế tục vẫn gọi ông này là Đông Âu vương. Năm 138 TCN, Đông Âu quốc chính thức bị nhà Hán sát nhập, quân chủ cuối cùng là [[Sô Vọng]] bị Hán Vũ Đế giáng phong làm Quảng Vũ hầu.