Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Việt tại Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, thêm thể loại, Executed time: 00:00:15.5547975
Dòng 52:
 
==Chia rẽ nội bộ==
Ngay sau khi Đức thống nhất, cộng đồng Việt Nam tại Đức vẫn còn bị chia rẽ<ref name="Hillmann 2005 95"/>. Sự cảm thông của những người gốc miền Nam dành cho những người gốc miền Bắc lúc đầu đã bị thay thế bằng sự ngờ vực, vì [[chủ nghĩa chống cộng]] kiên quyến của những cựu thuyền nhân làm những cựu lao động khách bực mình, và lối xưng hô của những cựu lao động khách gợi lại những ký ức đau buồn cho những cựu thuyền nhân<ref>{{chú thích báo|publisher=BBC tiếng Việt|title=Bức tường Việt Nam ở Berlin|url=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2004/11/041128_vietnamesewall.shtml|date = ngày 28 tháng 11 năm 2004 |accessdate = ngày 5 tháng 11 năm 2008}}</ref><ref>{{chú thích|periodical=Deutsche Welle|url=http://www.dw-world.de/dw/article/0,1564,1408694,00.html|title=Berlin's Vietnamese Wall|date = ngày 24 tháng 11 năm 2004 |accessdate = ngày 19 tháng 10 năm 2008 |last=Schubert|first=Sebastian}}</ref>. Vì thế, những người Việt tại Đức đến từ miền Nam Việt Nam và miền Bắc Việt Nam ít có quan hệ với nhau. Đến năm 2015 tức là 25 năm sau khi Đông và Tây Đức thống nhất, người dân gốc Việt tại Đức vẫn còn nhiều ngăn cách. Sinh hoạt của cộng đồng bên Tây Đức (người Việt Miền Nam) thì người bên Đông không tham gia và ngược lại sinh hoạt cộng đồng bên Đông Đức (người Việt Miền Bắc) thì người bên Tây không hưởng ứng.<ref>[http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-in-europe-look-bk-2015-12292015072213.html "Người Việt tại Âu châu..."]</ref>
 
Những cựu thuyền nhân cũng hòa nhập vào xã hội hơn; họ có thể nói tiếng Đức giỏi, và con cháu họ thường có trình độ học thức cao hơn con cháu những cựu lao động khách. Tuy nhiên, con cháu của những cựu thuyền nhân ít có cầu nối vào văn hóa Việt Nam; trong nhiều trường hợp, cha mẹ nói chuyện với họ bằng tiếng Đức thay vì [[tiếng Việt]], với hy vọng rằng họ sẽ hòa nhập nhanh hơn; kết quả là trình độ tiếng Đức của cha mẹ được trau dồi, trong khi trình độ tiếng Việt của con cái bị giảm dần. Ngược lại, nhiều cựu công nhân khách có trình độ tiếng Đức yếu<ref>{{harvnb|Hillmann|2005|p=96}}</ref>.