Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong trào chống đối Hitler”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
VolkovBot (thảo luận | đóng góp)
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 1:
'''Phong trào chống đối Hitler''' gồm những hoạt động của một số người chống đối [[Adolf Hitler]] với mục đích chính ban đầu là ''lật đổ'' Hitler và đưa ông ra tòa để ngăn ông gây chiến tranh mà họ nghĩ sẽ đem đến chiến bại cho nước Đức. Kế tiếp, khi [[Thế chiến II]] đã bùng phát, những người chống đối muốn ngăn chặn việc Đức bị thất trận nhục nhã, cần vớt vát ít nhiều bằng cách ''ám sát'' Hitler và đàm phán với [[Đồng minh]].
 
== Bước khởi đầu của Phong trào chống Hitler ==
Giữa năm [[1938]], sau 5 năm rưỡi dưới chế độ Quốc xã, số ít người chống lại [[Adolf Hitler]] thấy rõ rằng chỉ Quân đội mới có đủ sức mạnh vật chất để lật đổ ông. Công nhân và các giai cấp trung lưu và thượng lưu đều không có phương tiện trong tay. Họ không có tổ chức bên ngoài các nhóm của đảng Quốc xã, và dĩ nhiên không được vũ trang. Dù rằng về sau người ta viết nhiều về phong trào “kháng chiến” Đức, từ đầu đến cuối đấy chỉ là một nhóm yếu ớt của một dúm người can đảm và tề chỉnh, chỉ có tướng mà không có quân.
 
Dòng 26:
:''Trước 1938-39, các tướng lĩnh Đức không chống lại Hitler. Không có lý do gì chống lại ông, vì ông tạo ra thành quả mà họ mong ước.''
 
== Âm mưu đảo chính năm 1938 ==
Nhóm trí thức tiếp xúc với Đại tá [[Hans Oster]], phụ tá chính cho Đô đốc [[Wilhelm Franz Canaris]] Giám đốc Cục Quân báo, và thấy vị sĩ quan này không những có tinh thần chống Hitler mãnh liệt mà còn sẵn sàng làm cầu nối giữa hai giới quân đội và dân sự. Tuy nhiên, mãi đến mùa đông 1937 – sau khi Hitler quyết định gây chiến tranh, thanh trừng các tướng lĩnh và đích thân nắm quyền tổng tư lệnh, đối xử tệ hại với tướng Fritsch – thì vài tướng lĩnh mới nhận ra hiểm họa của nhà độc tài Quốc xã đối với với nước Đức. Việc Đại tướng Beck từ chức vào cuối tháng 8/1938 khiến có thêm một số người thức tỉnh. Beck hiển nhiên là người có thể tụ hội cả những tướng lĩnh ương ngạnh lẫn giới dân sự bất mãn. Cả hai nhóm đều kính trọng và tin tưởng ông.
 
Dòng 105:
Nếu đúng như những nhân vật âm mưu nói, kế hoạch của họ đang đến điểm phải thi hành, lời loan báo về chuyến đi của Chamberlain chắc chắn sẽ làm cho họ hụt hẫng. Các tướng lĩnh khó mà bắt giữ và đưa Hitler ra tòa như là tội nhân chiến tranh khi điều rõ ràng là ông sắp đạt một thành tựu quan trọng mà không cần chiến tranh.
 
== Hoạt động của nhóm âm mưu năm 1939 ==
 
Trong nhiều tuần mùa hè năm 1939, nhóm âm mưu hành động tất bật, tuy chính xác với mục đích gì thì khó mà hiểu được. Họ đã đi Anh để cảnh báo Chamberlain, Halifax và ngay cả Churchill rằng Hitler trù định tấn công Ba Lan vào cuối tháng 8. Chính họ đã thấy rằng người Anh kể cả Chamberlain đã thay đổi chính kiến, và điều kiện mà họ đặt ra để lật đổ Hitler – là Anh và Pháp tuyên bố chống lại hành động quân sự mới của Quốc xã – đã được thực hiện. Thế thì, họ muốn gì thêm nữa? Qua tài liệu họ để lại, người ta vẫn không biết rõ và người ta có cảm tưởng là chính họ cũng không biết họ muốn gì. Dù là có thiện chí, họ hoang mang trầm trọng và tê liệt vì kém hiệu quả. Hitler đã hoàn toàn khống chế cả nước Đức – quân đội, Cộng sản, chính quyền và dân chúng – đến nỗi họ không thể nghĩ ra cách nào tháo gỡ hoặc làm lũng đoạn sự khống chế như thế.
Dòng 119:
Cuối cùng TS. Schacht đã không gặp Brauchitsch! Canaris cảnh cáo nếu ông này đi gặp, vị Tư lệnh Lục quân “có lẽ sẽ ra lệnh bắt giữ chúng ta lập tức.” Nhưng Gisevius giải thích lý do thật sự khiến Schacht không đi nói ra chuyện kỳ quái ấy (việc yêu cầu Nghị viện bù nhìn phê chuẩn là trò trẻ con đối với Hitler đến nỗi ông này không màng đến thủ tục ấy). Có vẻ như Schacht bãi bỏ chuyến đi khi Hitler ra lệnh bãi bỏ tấn công Ba Lan. Cũng theo Gisevius, ba ngày sau ông định đi nhưng Canaris khuyên ông là đã quá muộn. Không phải là các nhà âm mưu lỡ chuyến tàu; họ không bao giờ đi đến nhà ga để tìm cách lên tàu.
 
== “Âm mưu” Zossen lật đổ Hitler ==
 
Gần cuối năm 1939, những người trong nhóm âm mưu nghĩ đã đến lúc nên hành động một lần nữa. Brauchitsch và Halder thấy có hai phương án: hoặc lật đổ Hitler hoặc tổ chức cuộc tấn công ở miền Tây mà họ nghĩ sẽ là thảm họa cho nước Đức. Những người âm mưu cả quân sự và dân sự thình lình hồi sức, thúc giục phương án thứ nhất.
Dòng 155:
Đến đây là chấm dứt “Âm mưu Zossen.” Thêm một thất bại nhục nhã như “Âm mưu Halder” vào thời gian Hội nghị München. Mỗi lần đều hội đủ các điều kiện mà nhóm âm mưu đặt ra. Lần này, Hitler đã nhất quyết tiến công ngày 12/11/1939, và có chỉ thị bằng văn bản. Vì thế, nhóm âm mưu có bằng cớ rõ ràng mà họ đã nói cần có để lật đổ Hitler: lệnh tấn công vốn sẽ gây thảm họa cho nước Đức. Nhưng sau đấy, nhóm âm mưu không làm gì thêm ngoại trừ hoảng hốt. Họ nháo nhào lo thiêu hủy tài liệu và che giấu chứng tích. Các tướng lĩnh, kể cả Witzleben, hiểu rằng họ đã thua cuộc. Ít ngày sau, Tướng [[Karl von Rundstedt]], Tư lệnh Tập đoàn quân A, triệu các tư lệnh quân đoàn và sư đoàn đến để thảo luận những chi tiết của cuộc tiến quân. Trong khi bản thân vẫn còn nghi ngờ về chiến thắng, ông khuyên các tướng lĩnh của ông nên bỏ qua những nghi ngại. Ông nói: “Quân đội đã được giao nhiệm vụ, và sẽ thi hành nhiệm vụ!”
 
== Âm mưu cuối năm 1939 ==
 
Ngày 12/12/1939, Hitler ban hành một chỉ thị tối mật hoãn cuộc tấn công ở miền Tây cho đến sớm nhất là ngày 1/1/1940, và cho nghỉ phép Giáng sinh. Tại Berlin, nhân các ngày nghỉ lễ, đại sứ Hassel trao đổi với những người âm mưu Popitz, Goerdeler và Tướng Beck. Ngày 30/12, ông ghi trong nhật ký kế hoạch mới nhất:
Dòng 163:
Nhưng đấy chỉ là hư ảo; tất cả chỉ là lời nói suông. Những người âm mưu tỏ ra rối trí đến nỗi Hassell phải viết ra dài dòng trong nhật ký để xem xét liệu họ nó nên bắt giữ Göring hay không!
 
== Nhóm âm mưu lại nản lòng ==
 
Đầu năm 1940, một lần nữa, những người âm mưu chống Hitler lại thuyết phục các tướng lĩnh nên lật đổ Hitler – lần này là để ngăn chặn cuộc tiến công lên miền bắc mà họ đã nghe phong phanh. Họ muốn Anh đảm bảo sẽ dàn hòa mà cho phép chế độ chống Quốc xã được giữ lại phần lớn lãnh thổ do Hitler mới chiếm được.
Dòng 187:
Thế là, chấm dứt nỗ lực cuối cùng của những “người Đức tốt” muốn lật đổ Hitler trước khi quá muộn. Đây là cơ hội cuối cùng mà họ có thể đạt nền hòa bình trong sự rộng lượng của nước ngoài. Như Brauchitsch và Halder đã tỏ rõ, các tướng lĩnh không quan tâm đến nền hòa bình dựa trên đàm phán. Giống như Lãnh tụ, lúc này họ đang nghĩ đến nền hòa bình do họ áp đặt – áp đặt sau khi Đức chiến thắng.
 
== Nhóm âm mưu hồi sinh ==
 
Thất bại trên mặt trận Nga trong mùa đông 1941 và việc cách chức một số thống chế cùng tư lệnh mặt trận cao cấp làm khơi dậy hy vọng của những người âm mưu chống Quốc xã. Nhóm âm mưu cho rằng chỉ có các tướng lĩnh đang cầm quân mới có đủ sức mạnh để lật đổ nhà độc tài Quốc xã. Bây giờ còn có cơ hội trước khi quá muộn. Sau thất lại ở Liên Xô và thêm Mỹ tham chiến, họ nghĩ Đức không thể nào thắng cuộc chiến. Nhưng vẫn chưa chiến bại. Một chính phủ chống Quốc xã ở Berlin vẫn có thể nhận những điều kiện hòa bình để duy trì Đức như là một cường quốc và, có lẽ, giữ lại vài lãnh thổ do Hitler thôn tính, như Áo, Sudetenland và tây Ba Lan.
Dòng 221:
Làm thế nào có thể tốt đẹp được? Không có kế hoạch hành động nào. Ngay bây giờ. Trong khi vẫn còn có thời gian.
 
== Âm mưu ám sát Hitler ==
 
:''Xem chi tiết: [[Claus von Stauffenberg]].''
 
Đại tá Tham mưu trưởng Lực lượng Dân quân [[Claus von Stauffenberg]], nhờ có cơ hội tham dự những buổi họp quân sự thường kỳ với Hitler, lĩnh nhiệm vụ ám sát Hitler. Sau những âm mưu khởi đầu thất bại, đến ngày [[20 tháng 7]], 1944, Stauffenberg cho phát nổ một quả bom giữa buổi họp của Hitler. Có 25 người hiện diện, nhưng không có 2 nhân viên chủ chốt khác mà nhóm âm mưu cũng nhắm làm mục tiêu từ đầu: [[Hermann Göring]] và [[Heinrich Himmler]].
 
Hitler chỉ bị sây xát chút ít. Người ghi tốc ký chết tại chỗ, còn Đại tá Heinz Brandt (chỉ huy ban tham mưu Lục quân), Tướng Schmundt (tùy viên của Hitler) và Tướng Korten (Tham mưu trưởng Không quân) chết vì bị thương nặng.
Dòng 235:
Hitler và Himmler ra lệnh truy lùng những người có liên can. Có khoảng 4.980 người bị hành quyết. Gestapo liệt kê 7.000 người bị bắt.
 
== Đợt đàn áp nhóm âm mưu ==
 
:''Xem chi tiết: [[Heinrich Himmler]] và [[Gestapo]].''
Dòng 249:
Nhiều sĩ quan Quân đội dính líu vào âm mưu thà tự xử hơn là chịu ra trước Tòa án Nhân dân, như Tướng Henning von Tresckow. Tướng Heinrich von Stülpnagel (chỉ huy ban quân quản Pháp) cũng tự tử nhưng không chết, rồi bị hành quyết ngày 30/8/1944. Thống chế von Kluge, (Tổng Tư lệnh Mặt trận miền Tây) tự tử sau khi bị thay thế bới Thống chế [[Walther Model]] và biết đã bị Hitler nghi ngờ.
 
== Vinh danh Stauffenberg ==
 
''Bendlerstraße'' có nghĩa "Phố Bendler," là khu chỉ huy của Quân đội Đức gồm Tổng hành dinh Dân quân và nhiều doanh trại, cũng là tổng hành dinh của nhóm âm mưu ám sát Hitler ngày 20/7/1944, và là nơi Fromm ra lệnh hành quyết 5 người chủ chốt kể cả Stauffenberg trong nhóm âm mưu. Sau chiến tranh ''Bendlerstraße''được đổi tên thành ''Stauffenbergstraße'' (Phố Stauffenberg), còn tòa nhà tổng hành dinh được biến cải thành nhà lưu niệm phong trào chống Hitler.
 
== Kỷ niệm 60 năm ==
 
Vào ngày [[20 tháng 7]] năm [[2004]], nước Đức tổ chức lễ kỷ niệm tròn 60 năm vụ nổ bom ám sát Hitler. Bà quả phụ Moltke 93 tuổi được mời đến dự lễ ở khu tưởng niệm (nơi Stauffenberg bị hành quyết). Bà tuyên bố: "Tôi lấy làm hãnh diện." Một người khác trong phong trào còn sống sót đến dự là Philipp von Boeselager. Thủ tướng Đức [[Gerhard Schroeder]] đọc bài diễn văn ca ngợi phong trào chống đối Hitler, còn Tổng thống [[Horst Koehler]] đặt một vòng hoa.
 
== Đọc thêm ==
* [[Adolf Hitler]]
* [[Đức Quốc xã]]
Dòng 265:
* [[Gestapo]]
 
== Tham khảo ==
* ''The rise and fall of the Third Reich – A history of Nazi Germany'' của William L. Shirer, NXB Simon & Schuster, Inc. (1960).
 
Dòng 282:
[[pl:Widerstand]]
[[ro:Rezistenţa germană]]
[[ru:Движение Сопротивления (Германия)]]
[[ru:Германское Сопротивление]]
[[sv:Motståndsrörelser i Nazityskland]]