Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Cách không bị cấm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
cập nhật lại. tin vịt =.='''
+các liên kết, sửa một vài lỗi
Dòng 1:
{{hài hước}}
 
Sau vụ [[User:DangTungDuongTnt1984|DangTungDuongTnt1984]] và [[User:Tnt1984DangTungDuong|Tnt1984DangTungDuong]] (2 thành viên kì cựu) [[Wikipedia:Cấm thành viên|bị cấm]], tui soạn ra bản hướng dẫn sau nhằm giúp cho các mem mới (và cả mem cũ) những chiến lược cơ bản nhất để tránh bị cấm. Nếu các bạn có kinh nghiệm khác cần chia sẻ thì cứ thoải mái viết thêm ở dưới.
 
#'''Lờ IP''': nếu có IP nào vào xỉa xói, chửi bạn, liên tục lùi sửa theo hướng phá hoại,... hoặc có những hành động xấu khác, bạn không được chửi lại, không được phản ứng, mà phải lờ đi, vì nếu chửi bạn sẽ bị cấm vì vi phạm quy định "[[Wikipedia:Thái độ văn minh|thái độ văn minh]]", hoặc nếu lùi sửa bạn sẽ vi phạm quy định "[[Wikipedia:Quy định ba lần hồi sửa|3 lần hồi]]". Tốt nhất là bạn lờ hẳn chúng đi và báo cáo sự việc lên trang [[Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên|Tin nhắn cho Bảobảo quản viên]]. Nên nhớ, những ai không có mục đích tốt khi vào wiki thì không cần nói chuyện.
#'''Cộng đồng rule''': nếu bạn làm 1 điều gì đó mà được ủng hộ, thì không nói làm gì, nhưng nếu việc bạn làm bị đa số thành viên phản đối, thì tốt nhất bạn nên dừng lại. Việc chống lại [[Wikipedia:Cộng đồng|cộng đồng]] sẽ làm bạn bị [[Wikipedia:Cấm thành viên|banned]] cho tới khi ngày Trái Đất ngừng quay. Nếu bạn nghĩ mình đúng, hãy mở 1 [[Wikipedia:Thảo luận|thảo luận lớn]] để thuyết phục mọi người, sau đó (nếu bạn nghĩ mình đã thuyết phục được đa số, hoặc số ủng hộ bạn nhiều hơn số chống đối) thì hãy mở 1 [[Wikipedia:Biểu quyết|biểu quyết]]. Nên nhớ, Wikipedia hoạt động trên mô hình cộng đồng, cho nên nếu bạn muốn thay đổi một cái gì đó, thì phải được cộng đồng đồng ý.
#'''Không manh động, khi chưa có bằng chứng''': nếu bạn nghi ngờ thành viên nào đó dùng IP, hoặc dùng tài khoản khác để làm việc xấu, bạn không được la oai oải lên, mà phải âm thầm thu thập chứng cứ cho nhiều vào, sau đó post lên trang [[Wikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản|Tin nhắn cho Kiểm định viên]] để "diệt" thành viên đó. Nên nhớ, bạn phải nguy hiểm hơn kẻ tỏ ra nguy hiểm với mình, thì mới thực sự là nguy hiểm.
#'''Không hồi sửa liên tục''': hồi sửa liên tục 3 lần sẽ khiến bạn bị "bay" ngay và luôn. Thay vào đó, hãy mang vụ tranh chấp vào trang thảo luận của bài, hoặc nếu thảo luận mãi trên đó không xong, hãy post nó vào trang [[Wikipedia:Thảo luận|Thảo luận chung]] hoặc trang Tin nhắn cho bảo quản viên. Nên nhớ, mục đích cuối cùng là cho cái edit của bạn được công nhận, và điều đó chỉ có thể đạt được khi làm điều trên.
#'''Giữ mồm''': dù bạn có tức đến đâu thì cũng không được chửi. Nếu có ai chửi bạn một cách rõ ràng, hãy đưa đường dẫn sửa đổi "chửi" ấy vào trang Tin nhắn cho bảo quản viên. Bảo quản viên sẽ phải cấm (tạm thời hoặc vĩnh viễn) người này vì đã vi phạm quy tắc văn minh. Nếu bảo quản viên đó không làm, hãy nhờ bảo quản viên khác. Nếu tất cả đều không làm (rất hiếm, vì nếu đã chửi rõ ràng thì chắc chắn phải cấm) thì hãy mang mấy ông bảo quản viên đấy ra bất tín nhiệm, vì ở đây, cộng đồng to hơn bảo quản viên. Nhưng nếu thành viên đó chỉ xỉa xói bạn, không chửi huỵch toẹt ra, thì tốt nhất là lờ đi. Nên nhớ, bạn lên wikipediaWikipedia như một hobby, một niềm vui, ai lại bực tức trong hobby của mình bao giờ.
#'''Tập trung vào việc của mình''': đây là điểm quan trọng nhất. Nếu bạn lên wikipedia để viết bài, thì hãy viết bài. Nếu bạn lên để chống phá hoại, thì hãy chống phá hoại. Dù cho mục đích của bạn là gì, thì cũng đừng để bị xao nhãng vào những việc khác. Tập trung vào việc của mình, nếu nó có bị trở ngại, thì hãy tập trung nghĩ cách giải quyết, chứ đừng bực tức hay la làng lên. Nên nhớ, mục đích cuối cùng là giải quyết thành công việc mà bạn quan tâm, và điều đó chỉ có thể đạt được khi bạn suy nghĩ chín chắn và giữ một cái đầu lạnh.
 
PS: các [[Wikipedia:Bảo quản viên|bảo quản viên]] thì không cần bản hướng dẫn này, do họ có thể tháo cấm cho chính mình nếu muốn =.=<nowiki>''</nowiki>