Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch Julius”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
ArthurBot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thay: hu:Julián naptár
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: jv:Kalèndher Julian Thay: hi:जूलियन कैलेंडर; sửa cách trình bày
Dòng 6:
Ký hiệu [[Ngày kiểu cũ và kiểu mới|"kiểu cũ" (OS)]] đôi khi được sử dụng để chỉ ngày tháng trong lịch Julius, ngược lại với "kiểu mới" được dùng để chỉ ngày tháng trong lịch Gregory. Ký hiệu này được sử dụng khi có nguy cơ gây nhầm lẫn các số liệu về ngày tháng trong các văn bản.
 
== Từ La Mã tới Julius ==
Năm thông thường trong [[lịch La Mã]] trước đó chứa 12 tháng có tổng cộng 355 ngày. Để bổ sung, [[tháng nhuận]], [[Mercedonius|Mensis Intercalaris]], đôi khi được chèn vào giữa tháng Hai và tháng Ba. Tháng nhuận này được tạo ra bằng cách chèn 22 ngày trước 5 ngày cuối cùng của tháng Hai, tạo ra tháng có 27 ngày. Nó bắt đầu khi tháng Hai bị cắt ngắn có 23 hay 24 ngày, vì thế nó có tác dụng thêm vào 22 hay 23 ngày đối với năm, tạo ra năm nhuận có 377 hay 378 ngày.
 
Dòng 15:
Cải cách của Julius đã có ý định chỉnh sửa điều này một cách vĩnh cửu. Trước khi nó có hiệu lực, số ngày nhuận bị bỏ quên trước đó trong thời kỳ làm giáo hoàng của Julius Caesar đã được bù lại bằng cách chèn 67 ngày (22+23+22) giữa tháng 11 và tháng 12 của năm 46 TCN trong dạng hai tháng để bổ sung cho 23 ngày đã được thêm vào từ tháng Hai. Vì thế 90 ngày đã được bổ sung cho năm này của lịch [[Cộng hòa La Mã]], làm cho nó có tới 445 ngày. Do nó là năm cuối cùng của loạt các năm bất quy tắc, nên năm rất dài này đã và đang được nói đến như là ''năm lộn xộn cuối cùng''. Năm đầu tiên để lịch mới được sử dụng là năm [[45 TCN]].
 
== Sai sót năm nhuận ==
Mặc dù lịch mới là đơn giản hơn nhiều so với lịch La Mã, nhưng các giáo hoàng hình như vẫn hiểu sai thuật toán. Họ thêm ngày nhuận sau mỗi 3 năm thay vì sau mỗi 4 năm. Theo Macrobius, sai sót này là kết quả của việc tính gộp, vì thế chu kỳ 4 năm đã được coi như là bao gồm cả năm thứ nhất và năm thứ tư. Điều này tạo ra quá nhiều ngày nhuận. [[Caesar Augustus]] khắc phục sự khác biệt này bằng cách phục hồi tần suất chính xác sau 36 năm sai lầm. Ông cũng bỏ qua một số ngày nhuận nhằm tổ chức lại lịch của năm.
 
Dòng 26:
Ngày tháng La Mã trước năm [[32 TCN]] thông thường là diễn ra từ 1 đến 2 ngày trước ngày có cùng [[ngày Julius]] như thế, vì thế ngày [[1 tháng 1]] trong lịch La Mã của năm đầu tiên sau cải cách của Julius trên thực tế rơi vào ngày [[31 tháng 12]] năm [[46 TCN]] (ngày Julius). Một hiệu ứng lạ lùng của điều này là sự ám sát Caesar diễn ra vào ngày Ides (ngày thứ 15) của tháng Ba năm 44 TCN chính là ngày [[14 tháng 3]] năm [[44 TCN]] trong lịch Julius.
 
== Đặt tên các tháng ==
Ngay sau cải cách của Julius, mười hai tháng của lịch La Mã đã được đặt tên là ''Ianuarius'', ''Februarius'', ''Martius'', ''Aprilis'', ''Maius'', ''Iunius'', ''Quintilis'', ''Sextilis'', ''September'', ''October'', ''November'' và ''December'', giống như tên gọi của chúng trước cải cách. Nhưng độ dài của chúng đã được thiết lập lại theo các giá trị như ngày nay. Tháng nhuận cũ ([[Mercedonius]]) đã bị bãi bỏ và thay thế bằng ngày nhuận duy nhất tại cùng thời điểm (tức là 5 ngày trước khi kết thúc tháng Februarius). Tháng đầu tiên của năm vẫn tiếp tục là ''Ianuarius'', giống như nó đã là như thế kể từ năm [[153 TCN]].
 
Người La Mã sau đó đổi tên các tháng theo tên gọi của [[Caesar]] và [[Augustus]], họ đổi tên ''Quintilis'' (nguyên thủy là "tháng thứ Năm", với tháng Ba = tháng thứ nhất) thành ''Iulius'' (tháng Bảy) vào năm [[44 TCN]] và ''Sextilis'' ("tháng thứ Sáu") thành ''Augustus'' (tháng Tám) vào năm [[8 TCN]]. (Cũng lưu ý rằng chữ cái [[J]] đã không có cho đến tận [[thế kỷ 17]]). ''Quintilis'' đã được đổi tên để tưởng nhớ tới Caesar do nó là tháng sinh nhật của ông. Theo ''senatusconsultum'' được Macrobius trích dẫn, ''Sextilis'' đã được đổi tên để tưởng nhớ Augustus vì một số trong số các sự kiện đáng kể nhất trong thời kỳ nắm quyền của ông, mà tột đỉnh của nó là thất thủ của [[Alexandria]], đã diễn ra trong tháng này.
 
Các tháng khác cũng đã được đổi tên bởi các vị hoàng đế khác, nhưng nói chung không có sự thay đổi nào trong số này tồn tại sau khi họ chết. [[Caligula]] đổi tên ''September'' (tức "tháng thứ Bảy") thành [[Germanicus]]; [[Nero]] đổi tên ''Aprilis'' (tháng Tư) thành Neroneus, ''Maius'' (tháng Năm) thành Claudius và ''Iunius'' (tháng Sáu) thành Germanicus; và [[Domitian]] đổi tên ''September'' thành [[Germanicus]] và ''October'' ("tháng thứ Tám") thành Domitianus. Vào thời khác, ''September'' cũng đã được đổi tên thành [[Antoninus Pius|Antoninus]] và [[Marcus Claudius Tacitus|Tacitus]], và ''November'' ("tháng thứ Chín") đã được đổi tên thành [[Faustina già|Faustina]] và Romanus. [[Commodus]] là người duy nhất trong việc đổi tên cả 12 tháng theo các tên mà ông chấp nhận, theo trật tự từ tháng 1 tới tháng 12 là: ''Amazonius'', ''Invictus'', ''Felix'', ''Pius'', ''Lucius'', ''Aelius'', ''Aurelius'', ''Commodus'', ''Augustus'', ''Herculeus'', ''Romanus'', ''Exsuperatorius''.
Dòng 35:
Tồn tại lâu hơn cả trong số các tên gọi sớm nở tối tàn của thời kỳ các hoàng đế La Mã hậu Augustus là các tên gọi do [[Charlemagne]] đưa ra. Ông đổi tên tất cả các tháng theo cách gọi nông nghiệp trong [[tiếng Đức cổ]]. Chúng đã được sử dụng cho đến tận [[thế kỷ 15]], và với một số sửa đổi thì dùng cho đến tận cuối [[thế kỷ 18]] tại [[Đức]] và [[Hà Lan]], theo trật tự từ tháng 1 đến tháng 12 là: ''Wintarmanoth'' (tháng mùa đông), ''Hornung'' (mùa xuân), ''Lentzinmanoth'' (tháng ăn chay), ''Ostarmanoth'' (tháng Phục Sinh), ''Winnemanoth'' (tháng chăn thả), ''Brachmanoth'' (tháng cày bừa), ''Heuvimanoth'' (tháng cỏ khô), ''Aranmanoth'' (tháng thu hoạch), ''Witumanoth'' (tháng củi gỗ), ''Windumemanoth'' (tháng rượu vang), ''Herbistmanoth'' (mùa thu/tháng thu hoạch) và ''Heilagmanoth'' (tháng Thánh). Sự phiên dịch tên gọi của các tháng này ngày nay vẫn còn được sử dụng trong một số [[nhóm ngôn ngữ gốc Slav|ngôn ngữ Slav]], chẳng hạn như trong [[tiếng Ba Lan]].
 
== Độ dài các tháng ==
Theo học giả [[Sacrobosco]] ([[thế kỷ 13]]) thì sơ đồ nguyên thủy của các tháng trong lịch Julius là rất đều, xen kẽ các tháng dài và ngắn. Từ tháng 1 đến tháng 12 thì độ dài các tháng (theo Sacrobosco cho lịch Cộng hòa La Mã) là:
 
Dòng 56:
Ngoài ra, cải cách Julius đã không thay đổi các ngày Nones và Ides. Cụ thể thì các ngày Ides là muộn (trong ngày thứ 15 chứ không phải thứ 13) trong các tháng 3, 5, 7 và 10, nó chỉ ra rằng các tháng này luôn luôn có 31 ngày trong lịch La Mã, trong khi thuyết của Sacrobosco cho rằng độ dài của tháng 10 đã bị thay đổi. Ngoài ra, thuyết của Sacrobosco là mâu thuẫn một cách rõ ràng với với các thuyết của các tác giả [[thế kỷ 3]] và [[thế kỷ 5|5]] là [[Censorinus]] và [[Macrobius]], và cuối cùng thì nó là mâu thuẫn với các độ dài các mùa được Varro đưa ra năm [[37 TCN]] (trước khi có cải cách của Augustus), với ngày thứ 31 Sextilis được đưa ra trong tờ giấy cói Ai Cập từ năm [[24 TCN]], và với tháng Hai 28 ngày được chỉ ra trong ''Fasti Caeretani'' có niên đại trước năm [[12 TCN]].
 
== Đánh số năm ==
Phương pháp chủ yếu mà người La Mã đã dùng để xác định năm cho các mục đích ngày tháng là đặt tên nó theo ngày mà hai quan chấp chính tối cao nhận nhiệm vụ. Từ năm [[153 TCN]], họ đã nhận công việc vào ngày [[1 tháng 1]], và Julius Caesar đã không thay đổi sự bắt đầu của năm. Vì vậy năm chấp chính này đã là năm theo tên quan chấp chính hoặc năm được đặt tên. Các năm La Mã đã được đặt tên theo cách này cho đến khi quan chấp chính cuối cùng đã được đề cử vào năm [[541]]. Rất ít khi người La Mã đánh số năm kể từ khi [[Sự thành lập La Mã|thành lập thành phố Roma]], ''ab urbe condita'' (AUC). Phương pháp này đã được các nhà sử học La Mã sử dụng để xác định số năm từ một sự kiện cho đến một sự kiện khác mà không dùng để xác định năm. Các nhà sử học khác nhau có các ngày tháng khác nhau cho ngày thành lập [[Roma]]. [[Fasti|''Fasti Capitolini'']], một bản khắc chứa danh sách chính thức các quan chấp chính đã được Augustus công bố, sử dụng [[kỷ nguyên]] năm [[752 TCN]]. Kỷ nguyên được [[Marcus Terentius Varro|Varro]] sử dụng là năm [[753 TCN]] đã được nhiều nhà sử học hiện đại chấp nhận. Vì thế các biên tập viên thời kỳ [[Phục Hưng]] thường bổ sung nó vào các bản thảo mà họ xuất bản, tạo ra một ấn tượng sai là người La Mã đã đánh số các năm của họ. Phần lớn các nhà sử học hiện đại ngầm giả sử rằng nó bắt đầu vào ngày mà các quan chấp chính nhận nhiệm vụ và các tài liệu cổ như ''Fasti Capitolini'' (sử dụng các hệ thống AUC khác) cũng làm tương tự. Tuy nhiên, năm AUC của Varro về hình thức không bắt đầu vào ngày [[1 tháng 1]], mà là vào "ngày Thành lập", [[21 tháng 4]]. Điều này đã ngăn không cho nhà thờ La mã thời kỳ đầu không kỷ niệm ngày Phục Sinh sau ngày [[21 tháng 4]] vì các hoạt động lễ hội gắn liền với Ngày Thành lập đã mâu thuẫn với nghi lễ trọng thể của [[mùa ăn chay]] là điều phải tuân thủ cho đến tận thứ bảy trước Lễ Phục Sinh vào ngày chủ nhật.
 
Bổ sung thêm cho các năm quan chấp chính thì người La Mã đôi khi sử dụng năm cầm quyền của hoàng đế. ''Anno Diocletiani'', được đặt tên theo [[Diocletian]], thông thường được những người Thiên chúa giáo gốc [[Alexandria]] sử dụng để đánh số các lễ Phục Sinh của họ trong [[thế kỷ 4]] và [[thế kỷ 5|5]]. Năm [[537]], [[Justinian I|Justinian]] đã ra lện từ nay trở đi thì ngày tháng phải thêm cả tên của hoàng đế, để bổ sung thêm cho [[năm chỉ mục]] và tên quan chấp chính (điều cuối cùng này chỉ kết thúc 4 năm sau đó). Sắc lệnh này làm cho năm của [[Đế chế Byzantin|Byzantin]] bắt đầu vào ngày [[1 tháng 9]], nó vẫn được sử dụng tại các giáo hội [[Chính thống giáo phương Đông]] để tính thời điểm bắt đầu của [[năm tế lễ]]. Năm [[525]] [[Dionysius Exiguus]] đề nghị hệ thống [[anno Domini]], nó dần dần được phổ biến trong thế giới Thiên chúa giáo phương Tây, khi mà hệ thống này được [[Bede]] chấp nhận. Các năm được đánh số từ ngày được cho là ngày hiện thân của Chúa Giê-su hay ngày [[Lễ Truyền Tin]], tức ngày [[25 tháng 3]], mặc dù nó nhanh chóng được đổi sang ngày [[Lễ Giáng Sinh]], sau đó lại quay lại ngày Lễ Truyền Tin tại Anh, và năm được đánh số cuối cùng đã bắt đầu vào Lễ Phục Sinh tại Pháp.
 
== Từ Julius tới Gregory ==
Nói chung lịch Julius đã được sử dụng ở [[châu Âu]] từ thời kỳ [[Đế chế La Mã]] cho đến tận năm [[1582]], khi [[Giáo hoàng Gregory XIII]] công bố [[lịch Gregory]], nó nhanh chóng được các quốc gia Công giáo chấp thuận. Các quốc gia theo [[Tin Lành]] đã theo lịch này muộn hơn, còn các nước [[Đông Âu]] thì còn muộn hơn nữa. [[Vương quốc Anh]] có ngày thứ Năm [[14 tháng 9]] năm [[1752]] tiếp theo ngay sau ngày thứ Tư [[2 tháng 9]] năm [[1752]]. [[Thụy Điển]] chấp nhận lịch mới năm [[1753]], nhưng có thời kỳ 12 năm bắt đầu từ năm [[1700]] đã sử dụng [[Lịch Thụy Điển|lịch Julius sửa đổi]]. [[Nga]] duy trì lịch Julius cho đến tận [[Cách mạng Nga năm 1917|Cách mạng Nga]] (chính vì thế nó được gọi là '[[Cách mạng tháng Mười Nga]]' nhưng diễn ra vào tháng 11 theo lịch Gregory) năm [[1917]], trong khi [[Hy Lạp]] vẫn tiếp tục sử dụng lịch Julius cho đến tận năm [[1923]].
 
Mặc dù tất cả các quốc gia Đông Âu đã chấp nhận lịch Gregory trước hoặc vào năm 1923, nhưng các [[Giáo hội Chính thống giáo]] trong nước họ thì lại không như vậy. [[Lịch Julius cải cách]] đã được đưa ra trong hội nghị tôn giáo ở [[Constantinople]] tháng 5 năm 1923, chứa các phần theo [[Mặt Trời]] mà chúng đã và sẽ đồng nhất với lịch Gregory cho đến tận năm [[2800]], và phần theo [[Mặt Trăng]] để tính [[Lễ Phục Sinh]] theo thiên văn tại [[Jerusalem]]. Tất cả các giáo hội Chính thống giáo đã từ chối việc chấp nhận phần theo Mặt Trăng, vì thế gần như tất cả các giáo hội Chính thống giáo vẫn tiếp tục kỷ niệm Lễ Phục Sinh theo lịch Julius (chỉ có [[Giáo hội Chính thống giáo Phần Lan]] sử dụng lễ Phục Sinh Gregory). Phần theo Mặt Trời chỉ được một số giáo hội Chính thống giáo chấp nhận, bao gồm [[Giáo hội Chính thống giáo Constantinople|Constantinople]], [[Giáo hội Chính thống giáo Alexandria|Alexandria]], [[Giáo hội Chính thống giáo Antioch|Antioch]], [[Giáo hội Hy Lạp|Hy Lạp]], [[Giáo hội Chính thống giáo Síp|Síp]], [[Giáo hội Chính thống giáo Romania|Romania]], [[Giáo hội Chính thống giáo Ba Lan|Ba Lan]], [[Giáo hội Chính thống giáo Bulgaria|Bulgaria]] (năm [[1963]]), và [[Giáo hội Chính thống giáo tại Mỹ]] (viết tắt trong [[tiếng Anh]]: OCA) mặc dù một số giáo xứ OCA được cho phép sử dụng lịch Julius). Vì thế, các giáo hội này kỷ niệm [[Lễ Thánh Đản]] cùng một ngày với những người Thiên chúa giáo phương Tây là [[25 tháng 12]] theo lịch Gregory cho đến tận năm 2800. Các giáo hội Chính thống giáo [[Giáo hội Chính thống giáo Jerusalem|Jerusalem]], [[Giáo hội Chính thống giáo Nga|Nga]], [[Giáo hội Chính thống giáo Serbia|Serbia]], [[Giáo hội Chính thống giáo và tòa thánh Gruzia|Gruzia]], [[Lịch sử Ki tô giáo tại Ukraina|Ukraina]] và những [[người Hy Lạp theo lịch cũ]] vẫn tiếp tục sử dụng lịch Julius đối với những ngày tháng cố định của họ, vì thế họ kỷ niệm Lễ Thánh Đản vào [[25 tháng 12]] theo lịch Julius (tức [[7 tháng 1]] theo lịch Gregory cho đến tận năm 2100).
 
== Xem thêm ==
* [[Lịch Gregory]]
* [[Ngày Julius]]
Dòng 74:
* [[Lịch La Mã]]
* [[Tuần (lịch)]]
== Liên kết ngoài ==
* [http://aa.usno.navy.mil/data/docs/JulianDate.html Chuyển đổi Julius-Gregory]
* [http://webexhibits.org/calendars/index.html Các loại lịch theo thời đại] trên WebExhibits.
Dòng 92:
[[id:Kalender Julian]]
[[ms:Takwim Julius]]
[[jv:Kalèndher Julian]]
[[be-x-old:Юліянскі каляндар]]
[[bs:Julijanski kalendar]]
Hàng 113 ⟶ 114:
[[gl:Calendario xuliano]]
[[ko:율리우스력]]
[[hi:जूलियन कैलंडरकैलेंडर]]
[[hr:Julijanski kalendar]]
[[io:Juliana kalendario]]