Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuệ Tĩnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Câu nói: clean up, replaced: → (4) using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Tuệ Tĩnh Thiền sư''' (''慧靜禪師'', 1330-?), thường được gọi tắt là '''Tuệ Tĩnh''' hoặc '''Huệ Tĩnh''' (''慧靜''), người làng [[Nghĩa Phú]], tổng [[Văn Thái]], huyện [[Cẩm Giàng]], phủ [[Thượng Hồng]] (nay là tỉnh [[Hải Dương]]) được phong là ông tổ ngành dược [[Việt Nam]] và là người mở đầu cho nền y dược cổ truyền Việt Nam. Các bộ sách ''[[Nam Dượcdược thần hiệu]]''''[[Hồng Nghĩa giác tư y thư]]'' của ông không chỉ có ý nghĩa trong lịch sử y học mà cả trong lịch sử văn học Việt Nam.
 
Nhiều thế kỷ qua, Tuệ Tĩnh được tôn là vị thánh [[thuốc Nam]]. Tại Hải Dương, còn đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ, ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay là chùa Giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, Và khu B trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương có tượng Tuệ Tĩnh. [[Câu đối]] thờ ông ở [[đền Bia]] viết, dịch nghĩa như sau:
 
:''Mở rộng phương Tiên, công tế thế cao bằng Thái lĩnh''
Dòng 18:
 
==Công trình y-dược==
Những năm ở trong nước, Tuệ Tĩnh đã chăm chú nghề thuốc: trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian, huấn luyện y học cho các tăng đồ. Ông đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ sách giá trị là bộ ''Nam dược thần hiệu'' chia làm 10 khoa. Đặc biệt, ông có bộ ''Hồng Nghĩa giác tư y thư'' (2 quyển) biên soạn bằng [[chữ Nôm|quốc âm]], trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Nôm Đường luật, và bài "Phú thuốc Nam" 630 vị cũng bằng chữ Nôm. Thơ văn Nôm đời Trần rất hiếm, nếu quả thực đó là tác phẩm của Tuệ Tĩnh thì chúng không chỉ giá trị trong y học mà còn là tác phẩm quan trọng trong lịch sử văn học bởi vì đây là các tác phẩm ở thời kì đầu của văn học chữ Nôm.
 
Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và nhân dân đều công nhận Tuệ Tĩnh có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, sát với thực tế [[Việt Nam]]. Câu nói của ông: "Nam dược trị Nam nhân" thể hiện quan điểm đầy biện chứng về mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống xung quanh. Quan điểm ấy dẫn dắt ông lên ngôi vị cao nhất của nền y học cổ truyền Việt Nam: Ông Thánh thuốc Nam! Trong trước tác của mình, ông không rập khuôn theo các trước tác của các đời trước, Ông không đưa kim, mộc, thủy, hỏa, thổ lên đầu mà xếp các cây cỏ trước tiên! Ông cũng phê phán tư tưởng dị đoan của những người chỉ tin vào phù chú mà không tin thuốc. Ông đã nêu ra nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh như: châm, chích, chườm, bóp, xoa, ăn, uống, hơ, xông, v.v.
Dòng 28:
 
Tuệ Tĩnh còn tập hợp những bài thuốc chữa bệnh cho gia súc. Có thể nói, ông đã góp phần đặt cơ sở cho ngành thú y dân tộc của Việt Nam.
 
==Câu nói==
* ''Nam dược trị Nam nhân''