Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Luật pháp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n robot Thêm: mwl:Dreito
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thay: lv:Tieslietas; sửa cách trình bày
Dòng 7:
Những [[người hành nghề pháp lý]] nói chung phải được đào tạo chuyên nghiệp về các kiến thức pháp lý trước khi được phép biện hộ cho các bên tại tòa án, dự thảo các văn bản pháp lý hay đưa ra các [[tư vấn pháp lý]].
 
== Lịch sử ==
:''Bài chính: [[Lịch sử luật pháp]]''.
 
Dòng 22:
Những người hành nghề pháp lý nói chung phải được đào tạo chuyên nghiệp về các kiến thức pháp lý trước khi được phép biện hộ cho các bên tại tòa án, dự thảo các văn bản pháp lý hay đưa ra các tư vấn pháp lý.
 
== Bản chất ==
Bản chất của luật pháp phản ánh bản chất của Nhà nước đặt ra nó. Nhà nước kiểu nào thì pháp luật kiểu đó. Chính vì vậy, luật pháp có tính chất [[giai cấp]]. Luật pháp còn có tính [[xã hội]] vì nó chứa đựng những chuẩn mực chung được số đông trong xã hội ủng hộ. Nếu không luật pháp sẽ bi chống đối. Luật pháp có tính [[dân tộc]], nghĩa là phù hợp với truyền thống, tập quán, giá trị đạo đức của các dân tộc trong đất nước. Bản chất này cho phép luật pháp gần gũi với dân chúng, được dân chúng ủng hộ, do đó mà có hiệu quả điều chỉnh lên các quan hệ xã hội. Luật pháp có tính thời đại, nghĩa là phù hợp với trình độ [[phát triển kinh tế]] của đất nước, có khả năng hội nhập với luật pháp quốc tế.
 
== Thuộc tính của luật pháp ==
Về mặt nội dung, luật pháp có tính quy phạm phổ biến. Luật pháp là do Nhà nước đặt ra, nên đối tượng điều chỉnh của nó phổ biến hơn (rộng rãi hơn) các quy phạm xã hội khác.
 
Dòng 32:
Luật pháp được đảm bảo bằng Nhà nước. Sau khi đặt ra luật pháp, Nhà nước đưa luật pháp vào đời sống thông qua các cơ quan Nhà nước, các thiết chế chính trị, các cán bộ, nguồn lực tài chính, các phương pháp quản lý đặc biệt là phương pháp cưỡng chế.
== Các hệ thống pháp luật ==
:''Bài chính [[Các hệ thống pháp luật trên thế giới]]''.
 
[[HìnhTập tin:Milkau Oberer Teil der Stele mit dem Text von Hammurapis Gesetzescode 369-2.jpg|nhỏ|250px|Hình trên [[bia mộ]] vua [[Hammurabi]] mô tả thần [[Shamash]] đang tiết lộ [[Luật Hammurabi|bộ luật]] cho vua. Hiện vật [[bảo tàng Louvre]].]]
 
Nói chung có 4 hệ thống pháp luật đang được thực thi ngày nay trên thế giới.
 
=== Dân luật/Luật châu Âu lục địa ===
:''Bài chính [[Dân luật]]''.
 
Dòng 50:
Tầm quan trọng của luật Napoléon cũng không nên cường điệu hóa quá mức do nó chỉ bao hàm một số lĩnh vực cơ bản của [[luật tư]], trong khi còn có các bộ luật khác điều chỉnh các lĩnh vực như [[luật doanh nghiệp]], [[luật hành chính]], [[luật thuế]] và [[hiến pháp]] v.v.
 
=== Tiền lệ pháp ===
{{Chi tiết|Tiền lệ pháp}}
 
Tiền lệ pháp dựa trên các phán quyết tạo ra [[tiền lệ]] (''stare decisis'') từ các vụ án trước đó. Hệ thống thông luật hiện nay được áp dụng tại [[Ireland]], [[Anh]], [[Australia]], [[New Zealand]], [[Nam Phi]], [[Canada]] (ngoại trừ [[Québec]]) và [[Hoa Kỳ]] (bang Louisiana sử dụng cả thông luật và dân luật Napoleon). Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng áp dụng hệ thống thông luật trong một hệ thống hỗn hợp, chẳng hạn như [[Pakistan]], [[Ấn Độ]] và [[Nigeria]] chủ yếu áp dụng hệ thống thông luật, nhưng kết hợp cả [[luật tôn giáo]] và [[tập quán pháp]].
 
=== Tập quán pháp ===
:''Bài chính: [[Tập quán pháp]]''
 
Tập quán pháp là những tập quán có ích sẵn có đối với một nhà nước mới được thành lập và được nhà nước này thừa nhận làm pháp luật. Lưu ý là luật tập quán cũng có thể thích hợp trong các phán quyết tại các hệ thống pháp lý khác trong những lĩnh vực hay vụ việc mà các quy định pháp lý điều chỉnh lại không (hoặc chưa) tồn tại. Ví dụ, tại [[Austria]], các học giả [[luật tư]] thông thường cho rằng luật tập quán vẫn còn tồn tại, trong khi các học giả [[luật công]] lại không công nhận điều này. Trong bất kỳ trường hợp nào, rất khó để tìm các ví dụ thích hợp trong thực tế.
 
=== Luật tôn giáo ===
:''Bài chính: [[Luật tôn giáo]]''.
 
Dòng 69:
Ở mức độ nhỏ hơn thì hiện nay vẫn còn các khu vực trên thế giới áp dụng [[luật giáo hội]], nó được tuân thủ bởi những người theo [[Công giáo]] và [[Anh giáo]], và hệ thống pháp lý tương tự được sử dụng bởi [[Chính thống giáo Đông phương]]. Tuy nhiên, luật giáo hội Kitô giáo ngày nay gần như chỉ để phân xử các quan hệ tôn giáo chứ không giống như Sharia, trong đó nó liên quan tới cả dân luật (chẳng hạn các quyền về tài sản, hợp đồng, công ty, hiệp hội và đền bù tổn thất) cũng như luật hành chính.n
 
== Các bộ phận của luật ==
Trong nghĩa rộng, các bộ phận của luật pháp có thể phân chia trên cơ sở bên nào là bên có [[tố quyền]]. Một điều rất phổ biến là các lĩnh vực thực tế của áp dụng luật pháp có thể bao trùm nhiều bộ phận của luật pháp.
=== Luật tư ===
:''Bài chính: [[Luật tư]]''.
 
Dòng 82:
Khi mà các quy định của luật tư quốc tế khác với các luật tư quốc gia thì ở đó tồn tại [[mâu thuẫn luật]].
 
=== Luật công ===
:''Bài chính: [[Luật công]]''.
 
Dòng 89:
Tương tự, các cá nhân/pháp nhân cũng có thể khởi kiện các cơ quan, tổ chức nhà nước (công quyền) vì các tổn thất mà các tổ chức nhà nước đã gây ra cho họ. Nó bao gồm các nền tảng trên cơ sở các quy định, sắc luật được đưa ra vượt quá khả năng của họ hay dẫn đến các vi phạm các quyền cá nhân. Hai điểm đang đề cập này thông thường được bảo vệ bởi [[hiến pháp]] của quốc gia đó.
 
=== Luật tố tụng ===
:''Bài chính: [[Luật tố tụng]]''
 
Luật tố tụng là lĩnh vực của luật pháp điều chỉnh quy trình tiến hành vụ việc pháp lý. Nó bao gồm các quy trình như ai có thể có quyền đệ đơn tới tòa, đệ đơn ra tòa như thế nào, cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tranh tụng. Luật tố tụng thường được coi như là luật "bổ trợ" do nó là các bộ luật liên quan đến việc các bộ luật khác được áp dụng như thế nào. Thông thường, nó bao gồm các quy định tố tụng [[luật tố tụng dân sự|dân sự]] và [[luật tố tụng hình sự|hình sự]], nhưng nó có thể bao gồm cả luật điều chỉnh [[bằng cứ]] trong đó xác định cách thức như thế nào được phép sử dụng để xác nhận chứng cứ, cũng như luật liên quan đến các phương thức khắc phục hậu quả.
 
=== Luật hình sự ===
:''Bài chính: [[Luật hình sự]]''
 
Khái niệm luật hình sự nói về những luật có chung tính chất là đề ra những hình phạt riêng biệt và nặng nề hơn bình thường nếu phạm vào. Tùy theo loại tội và thẩm quyền, sự trừng phạt (về mặt) hình sự bao gồm tử hình, giam giữ, bị quản thúc hoặc bị phạt vạ. Những tội cổ xưa như sát nhân (giết người), phản quốc .v.v. luật hình sự nơi nào cũng có. Nhưng cũng có nhiều tội ở nước này đưa vào luật hình sự mà nước khác thì không. Ngay cả trong các bộ luật đôi khi cũng không rõ ràng về ranh giới giữa dân sự và hình sự. Luật hình sự thường được tiến hành khởi tố bởi chính quyền, không giống như luật dân sự thường được tiến hành khởi tố bởi người dân hay các pháp nhân khác.
 
=== Luật quốc tế ===
:''Bài chính: [[Luật quốc tế]]''.
 
[[Luật quốc tế]] điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia ,các thực thể quốc tế chưa đầy đủ ,lãnh thổ hoặc vùng lãnh thổ. hay giữa các [[công dân]] của các quốc gia khác nhau cũng như giữa các [[tổ chức quốc tế]]. Hai nguồn cơ bản của luật quốc tế là các [[luật tập quán]] và các [[điều ước quốc tế]].
 
== Triết học luật ==
:''Bài chính: [[Triết học luật]]''
 
Dòng 110:
 
Trong truyền thống phương Tây có một số trường phái tư tưởng về các nền tảng triết học của luật.Thứ nhất, đó là [[quy luật tự nhiên]], trong đó người ta cố gắng miêu tả luật pháp như là các phẩm chất vốn có của loài người thu được từ tự nhiên. Thứ hai, đó là [[chủ nghĩa pháp lý thực chứng]], trong đó người ta cho rằng luật pháp là sản phẩm thuần túy của con người được cộng đồng dùng để duy trì trật tự cộng đồng và không có liên hệ gì gọi là vốn có hay cần thiết giữa luật pháp và đạo đức. Thứ ba, đó là [[chủ nghĩa pháp lý duy thực]], trong đó người ta tin rằng luật pháp là tập hợp tùy tiện các quy tắc chủ yếu được thiết lập bởi sự thiên vị và sở thích của các quan tòa và như thế nó là không hoàn hảo và đầy nhược điểm. [[Chủ nghĩa pháp lý biểu đạt]] là một học thuyết đương thời đề cập tới sự khác biệt giữa luật pháp và chủ nghĩa pháp lý thực chứng cũng như quy luật tự nhiên, trong đó người ta cho rằng luật pháp không phải là tập hợp của các dữ liệu đã cho, các quy ước hay các dữ kiện tự nhiên mà là những gì các nhà làm luật cố gắng xây dựng nên hay thu được từ thực tế cũng như không có sự phân chia giữa đạo đức và luật pháp (cho dù có khác biệt), nó không phải là nội tại trong tự nhiên và nó không thể tồn tại độc lập bên ngoài các thông lệ pháp lý.
== Xem thêm ==
* [[Tổng quan các chủ đề luật pháp]]
* [[Danh sách các lĩnh vực luật]]
Dòng 127:
* [[Lệch lạc]]
 
== Đọc thêm ==
*Blackstone, William, Sir. ''An analysis of the laws of England: to which is prefixed an introductory discourse on the study of the law.'' xuất bản lần thứ 3. Buffalo, N.Y.: W.S. Hein & Co., 189 trang, 1997. (nguyên bản: Oxford : Clarendon Press, 1758) ISBN 15758841351-57588-413-5
*David, René, và John E. C. Brierley. ''Major Legal Systems in the World Today: An Introduction to the Comparative Study of Law.'' xuất bản lần thứ 3. London: Stevens, 1985. ISBN 04204734080-420-47340-8.
*Ginsburg, Ruth B. ''A selective survey of English language studies on Scandinavian law.'' So. Hackensack, N.J.: F. B. Rothman, 53 trang, 1970. OCLC 86068
*Glenn, H. Patrick ''Legal Traditions of the World: Sustainable Diversity in Law'' xuất bản lần thứ 2, London: Oxford University Press, 432 trang, 2004. ISBN 01992608850-19-926088-5
*Iuul, Stig và những người khác ''Scandinavian legal bibliography.'' Stockholm: Almqvist & Wiksell, 196 trang, 1961. (series: Acta / Instituti Upsaliensis Iurisprudentiae Comparativae; 4) OCLC 2558738
*Llewellyn, Karl N. & E. Adamson Hoebel. ''Cheyenne Way: Conflict & Case Law in Primitive Jurisprudence.'' special ed. New York City: Legal Classics Library, 374 trang, 1992. ISBN 08061185550-8061-1855-5
*Nielsen, Sandro. ''The Bilingual LSP Dictionary. Principles and Practice for Legal language.'' Tübingeb.: Gunter Narr Verlag, 308 trang, 1994. (series: Forum für Fachsprachen-Forschung; Bd. 24) ISBN 38233453383-8233-4533-8
== Liên kết ngoài ==
{{portal}}
{{sisterlinks|Law}}
Dòng 208:
[[lad:Dirito]]
[[la:Ius]]
[[lv:LikumsTieslietas]]
[[lt:Teisė]]
[[li:Rech]]