Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Nevada (BB-36)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Việt hóa, chú thích
Dòng 143:
[[Image:USS Nevada (BB-36) fire on positions ashore.jpg|thumb|right|''Nevada'' yểm trợ cho cuộc đổ bộ lên [[bãi biển Utah]], ngày [[6 tháng 6]] năm [[1944]].]]
 
''Nevada'' nổi trở lại vào ngày [[12 tháng 2]] năm [[1942]] và được cho sửa chữa tạm thời tại Trân Châu Cảng để có thể quay về [[xưởng hải quân Puget Sound]] cho một cuộc đại tu toàn bộ.<ref name="bonner106">Bonner (1996), trang 106</ref> Cuộc đại tu này kéo dài cho đến hết năm [[1942]], và đã làm thay đổi diện mạo của chiếc thiết giáp hạm cũ, trông gần giống những chiếc thuộc [[South Dakota (lớp thiết giáp hạm) (1939)|lớp ''South Dakota'']].<ref>{{cite news |title=BB-36—''Nevada'' (''Nevada''–class) |url=http://en.wikipedia.org/wiki/Image:USS_Nevada_(BB-36)_specs.jpg |publisher=Division of Naval Intelligence; Identification and Characteristics Section |work=Naval Recognition Manual |year=1943 |accessyear=2008|accessdaymonth=8 tháng 10 }}</ref> Các khẩu pháo 127 mm (5"/51 và 5"/25) được thay thế bằng 16 khẩu [[pháo 127 mm (5")/38 caliber]] bố trí trên những tháp súng đôi.<ref name="Breyer"/> Sau đó ''Nevada'' khởi hành đi [[Alaska]], nơi nó thực hiện bắn phá yểm trợ từ ngày [[11 tháng 5|11]] đến ngày [[18 tháng 5]] năm [[1942]] để chiếm đóng [[trận Attu|Attu]].<ref name=DANFS/>
 
''Nevada'' sau đó khởi hành hướng đến [[xưởng hải quân Norfolk]] trong [[tháng 6]] nơi nó tiếp ṭctục được hiện đại hóa.<ref name=DANFS/> Sau khi hoàn tất, ''Nevada'' thực hiện vai trò hộ tống vận tải tại [[Đại Tây Dương]].<ref>''The Battleship in the United States Navy'', trang 51</ref> Những chiếc thiết giáp hạm cũ như chiếc ''Nevada'' được phối thuộc cho nhiều đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương để bảo vệ chúng khỏi bị các tàu chiến chủ lực Đức có thể mạo hiểm ra khơi tấn công. Một trong các đoàn tàu vận tải được ''Nevada'' bảo vệ là đoàn tàu UT-2, bao gồm 20 tàu vận tải và tàu chở quân được hộ tống bởi 9 [[tàu khu trục]], 4 [[tàu quét mìn]] nhanh và 1 [[tàu khu trục hộ tống]] cùng ''Nevada'', tất cả đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Carleton F. Bryant, người đã chọn ''Nevada'' làm [[kỳ hạm]] của mình. Sau khi rời New York ngày [[5 tháng 9]], họ hướng về [[Eo biển Bắc (Anh Quốc và Ireland)|eo biển Bắc]]; không có sự tiếp xúc nào đối với lực lượng đối phương, và những con tàu hoàn tất hành trình sau mười ngày. Số tàu trên quay trở về Hoa Kỳ vào cuối [[tháng 9]] dưới tên gọi đoàn tàu TU-2.<ref>Morison (1956), trang 134</ref>
 
Sau khi hoàn tất thêm nhiều chuyến hộ tống vận tải, ''Nevada'' đi đến Anh Quốc vào [[tháng 4]] năm [[1944]] nhằm chuẩn bị cho cuộc [[trận Normandie|đổ bộ Normandie]]. Nó được chọn làm kỳ hạm cho Chuẩn Đô đốc [[Morton Deyo]] trong chiến dịch này.<ref>Morison (1948), trang 145</ref> Trong cuộc đổ bộ, ''Nevada'' bắn pháo hỗ trợ cho các lực lượng trên bờ từ ngày [[6 tháng 6|6]] đến ngày [[17 tháng 6]], và một lần nữa vào ngày [[25 tháng 6]]; trong giai đoạn này, nó bắn pháo vào các vị trí phòng thủ cố định trên bán đảo [[Cherbourg-Octeville|Cherbourg]].<ref name=DANFS/><ref>Ryan (1959), trang 198</ref> Các quả đạn của nó bắn xa đến 27 km (17 dặm) vào sâu trong đất liền để phá vỡ các cuộc tập trung quân và phản công của Đức, cho dù bản thân nó bị phản pháo 27 lần (cho dù không trúng).<ref name=DANFS/> ''Nevada'' sau đó được tán dương do hỏa lực có "độ chính xác lạ lùng" khi yểm trợ các lực lượng bị bao vây, bởi một số mục tiêu mà nó bắn trúng chỉ cách tiền duyên của quân Đồng Minh 550 m (600 yard).<ref name=SSBN733>{{cite web | last = Pike | first = John | title = SSBN 733 ''Nevada''; BB 36 | url = http://www.globalsecurity.org/wmd/agency/ssbn-733.htm | publisher = Global Security | year = 2008 | accessdate=28 tháng 10 năm 2008|dateformat=dmy }}</ref> ''Nevada'' là chiếc tàu chiến duy nhất hiện diện trong cả hai trận Trân Châu Cảng và đổ bộ Normandie.<ref>Ryan (1959), trang 90</ref><ref>Chỉ có ''Texas'' và ''Arkansas'' là các thiết giáp hạm khác của Mỹ tham gia trận Normandie, nhưng chúng đã không hiện diện tại Trân Châu Cảng.</ref>