Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tranh thờ Đạo giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n cần hợp nhất
n mợc
Dòng 13:
==Đời sống tâm linh==
Với các [[dân tộc thiểu số]], người thầy cúng và các lễ thờ cúng luôn là chỗ dựa cho đời sống tâm linh của họ. [[Người thầy cúng]] được kính trọng, có uy tín trong cộng đồng và phải được cấp sắc, được học hành. Các lễ cúng không chỉ là phong tục tập quán đối với người dân tộc thiểu số mà còn là hoạt động sinh hoạt văn hóa. Gắn liền với các lễ cúng ấy, tranh thờ đóng một vai trò quan trọng (xem thêm [[Vai trò của Tranh thờ Đạo Giáo trong tín ngưỡng]]) thể hiện và diễn tả các tín ngưỡng, lối tư duy và cách hành xử trong cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
 
==Vai trò với tín ngưỡng==
===Tranh thờ nằm trong một hệ thống các đồ thờ===
Trong sinh họat thường ngày, người dân [[miền núi phía Bắc]] không dùng tranh để trang trí nơi ăn ở của mình, không chỉ tranh mà tượng hay các tác phẩm điêu khắc cũng vậy. [[Tranh thờ Đạo giáo]] - do các [[họa công tranh thờ]] vẽ và sao chép - nằm trong một hệ thống các đồ dành cho thờ cúng như áo choàng mũ, kiếm cúng, lệnh bài, mặt nạ, nhạc cụ, sách cúng... Những vật này thuộc sở hữu của [[thầy Tào]] và chỉ được bày ra trong mỗi dịp lễ cúng.
 
===Các quy tắc bảo vệ sự linh thiêng của tranh thờ===
Các thầy Tào có những qui tắc bảo vệ sự linh thiêng của bộ tranh thờ rất chặt chẽ:
*Nếu không đủ các nghi lễ trọng thể thì không được mở tranh ra vì như thế các thần tướng âm binh sẽ tràn ra phá hoại. Vì vậy, cúng xong thì phải làm lễ thu hồi âm binh thần tướng trở lại trong tranh, rồi tranh được cuộn lại, cất đi.
*Thầy Tào khi già yếu không còn khả năng đi cúng thì phải làm lễ "kế nghiệp" trang trọng để trao lại tranh cúng và ấn tín cho người kế cận. Nếu không có người kế cận thì phải làm lễ đem tranh cất vào đáy hang sâu, coi như giam hãm thần tướng âm binh vào đó.
*Khi mời họa công đến vẽ thì phải lập ra một gian riêng, biệt lập với nữ giới. Họa công còn làm các lễ thu thần chủ của tranh cũ vào gương rồi chuyển các vị sang tranh thờ mới vẽ xong, rồi lại trang trọng làm lễ tạ rồi mới sử dụng bộ tranh.
 
===Vai trò của thầy Tào===
Với các [[dân tộc thiểu số]], thầy Tào và các lễ thờ cúng luôn là chỗ dựa cho đời sống tâm linh của họ. Người thầy cúng được kính trọng, có uy tín trong cộng đồng và phải được [[cấp sắc]], được học hành. Các lễ cúng không chỉ là phong tục tập quán đối với người dân tộc thiểu số mà còn là hoạt động sinh hoạt văn hóa. Gắn liền với các lễ cúng ấy, tranh thờ đóng một vai trò quan trọng thể hiện và diễn tả các tín ngưỡng, lối tư duy và cách hành xử trong cuộc sống của đồng bào.
 
==Xem thêm==