Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nê Lê”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, General Fixes
n →‎top: clean up, replaced: → (20), → (13) using AWB
Dòng 7:
 
Trong cuốn "Thành Nêlê thời ASoka" 2 tác giả Trịnh Minh Hiên và Đồng Thị Hoàn cho Rằng:
v "Thủy kinh chú"(5) quyển 37 tờ 6b4 - 6 của Lệ Đạo Nguyên viết: "Bến đò Quan Tắc xuất phát từ đó, song nó từ phía đông huyện đi qua huyện An Định và Trường Giang của Bắc Đái. Trong sông, có nơi vua Việt vương đúc thuyền đồng. Khi nước triều rút, người ta còn thấy dấu vết. Sông lại chảy về phía đông, cách sông có thành NêLê, người ta bảo là do "vua A - Dục dựng" (Độ Định huyện Bắc Đái Trường Giang. Giang trung hữu Việt Vương sở đào đồng thuyền, triều thủy thối thời, nhân hữu kiến chi dã. Kỳ thủy hựu đông lưu, cách thủy hữu NêLê thành, ngôn A - Dục vương sở trúc dã).
 
v Sách "Thái bình hoàn vũ ký" của Nhạc Sử (thời Tống), chép "Có thành NêLê ở đông nam huyện An Định đời Hán".
 
v Theo "Giao Châu Ký" của Lưu Hân Kỳ (viết trong những năm 360 - 420): "Thành Nê Lê ở phía đông nam huyện Định An, cách sông bảy dặm, tháp và giảng đường do vua A - Dục dựng vẫn còn. Những người đốn hái củi gọi là kim tượng". (NêLê thành tại Định An huyện, Đông Nam cách thủy thất lý, A-Dục vương sở tạo tháp giảng đường thượng tại hữu, thái tân giả vân thị kim tượng).
v Cuốn "Thiền Uyển Tập Anh(6)" (của soạn giả: Kim Sơn - Thiền phái Trúc Lâm - Thế kỷ XIV) có dẫn truyện Đàm Thiên Pháp Sư trả lời Vua Cao Tổ nhà Tùy rằng: "Cõi Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc gần hơn ta. Khi Phật giáo chưa du nhập vào đất Giang Đông ta mà ở cõi ấy đã xây dựng được hơn 20 ngọn Bảo tháp, độ được hơn 500 tăng sĩ, dịch được 15 bộ kinh rồi. Vì ở bên ấy gần nước Phật hơn ta. Bấy giờ có các vị Ma-ha-kỳ-vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương và Mâu Bác đến ở truyền đạo... Ngài muốn bố thí một cách bình đẳng, phái chư tăng sang truyền đạo, nhưng ở đó họ đã có đủ rồi, ta không cần phải sang nữa."
 
v Sách "Sử học bị khảo" của Đặng Xuân Bảng ghi rằng: "Câu Lậu giáp sông, nước sông đối với (?) An Định chảy vào sông Uất" thì An Định ở phía đông Câu Lậu - đất gần biển mà nước chảy vào sông Uất". Trong "Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng" ghi rằng đất Câu Lậu là một phần đất Tiên Lãng, Hải Phòng ngày nay, còn khu vực Đồ Sơn về địa lý là mảnh đất cuối cùng nhô ra biển Đông ở phia đông nam mang tên Hải Tần(7) từ thời Hán (thời bà Lê Chân đến đây lập ra An Biên trang).
v Tác giả Claude Madroll (Ông có rất nhiều những nghiên cứu về Việt Nam và Đông Nam Á) (trong: Le Tonkin ancien Befeo, XXXVII, 1937, 262-332), căn cứ theo tên thành Nê Lê, giải thích Nê Lê là bùn đen. Từ đó cho rằng Nê Lê ở vùng Đồ Sơn - Hải Phòng, bởi vùng này có nhiều bùn đen.
v Trong bài minh văn trên chuông chùa Vân Bản Đồ Sơn có đoạn: "Khổ hạnh tăng Hướng Tâm cư sĩ Đại Ô, bổ trợ Báo Thiên đổ, Cổ Xuyên đổ, Đồ Sơn đổ, Xá Lị đổ, Đào, Kênh nhị sở vi hữu công…", được GS Nguyễn Tá Nhí – Viện Hán Nôm và đệ tam Pháp chủ Phổ Tuệ giúp đỡ phỏng dịch như sau: "Nhà sư Hướng Tâm và cư sĩ Đại Ô, hai người có công tu bổ tháp Báo Thiên (kinh đô Thăng Long), tháp Cổ Châu (ở chùa Cổ Châu - hay còn gọi là chùa Dâu, Bắc Ninh), tháp Đồ Sơn (tháp Tường Long, Đồ Sơn), tháp Xá Lị(7a) và hai nơi Kênh, Đào". Cũng theo GS Nguyễn Tá Nhí: Ba tháp trong bài minh là ba nổi tiếng thời Lý là: tháp Báo Thiên; tháp Cổ Châu; tháp Đồ Sơn, chúng ta đều biết, nhưng tháp Xá Lị của Đức Phật Thế Tôn, xuất hiện trong bài minh văn cổ như chuông chùa Vân Bản là điều hiếm thấy trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
v Trong "Đồ Sơn bát vịnh(8)" là 8 bài thơ cổ của tác giả Hoàng Xuân Hoàn, người Đồ Sơn có viết về vua Asoka đã từng đến Đồ Sơn xây tháp Phật giáo và vào thời điểm đó ngôi tháp đã đổ rồi: