Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đền Quán Thánh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: AlphamaEditor, thêm thể loại, Excuted time: 00:00:06.9688644
Dòng 2:
'''Đền Quán Thánh''', tên chữ là '''Trấn Vũ Quán''', có từ đời [[Lý Thái Tổ]] (1010 - 1028), thờ [[Huyền Thiên Trấn Vũ]], là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa ([[Thăng Long tứ trấn]]). Bốn ngôi đền đó là: [[Đền Bạch Mã]] (trấn giữ phía Đông kinh thành); [[Đền Voi Phục]] (trấn giữ phía Tây kinh thành); [[Đền Kim Liên]] (trấn giữ phía Nam kinh thành); Đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành). Đền Quán Thánh nằm bên cạnh [[Hồ Tây]], cùng với [[chùa Kim Liên]] và [[chùa Trấn Quốc]] tạo nên sự hài hoà trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hoá tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của [[Hà Nội]].
 
== Lịch sửsu ==
[[Tập tin:‎Pagode du Grand Bouddha.jpg|nhỏ|phải|280px|Đền Quán Thánh xưa.]]
Đền được xây dựng vào đầu thời [[nhà Lý]]. Từng trải qua nhiều đợt trùng tu vào các năm [[1618]], [[1677]], [[1768]], [[1836]], [[1843]], [[1893]], [[1941]] (các lần trùng tu này được ghi lại trên văn bia). Đợt trùng tu năm [[Đinh Tỵ]] niên hiệu [[Vĩnh Trị]] thứ 2 tức đời vua [[Lê Hy Tông]]. Trịnh Tạc ủy cho con là Trịnh Căn chủ trì việc xuất của kho để di tạo Trấn Vũ Quán và pho tượng Thánh Trấn Vũ. Nghệ nhân trực tiếp chỉ huy đúc tượng Thánh Huyền thiên Trấn Vũ là Vũ Công Chấn.<ref>[http://www.badinh.gov.vn/htx/Vietnamese/default.asp?Newid=1659 Thu thập tài liệu về Đức ông Trùm Trọng-đền Quán Thánh]</ref> Ông cho đúc tượng Huyền thiên Trấn Vũ bằng [[đồng]] hun, thay cho pho tượng bằng gỗ trước đó. Năm [[Cảnh Thịnh]] 2 (1794) đời vua [[Quang Toản]], viên Đô đốc [[nhà Tây Sơn|Tây Sơn]] là Lê Văn Ngữ cho đúc chiếc [[khánh]] đồng lớn.<ref name="Hà Nội-di tich">''Hà Nội-di tích lịch sử văn hóa và danh thắng'' của Doãn Đoan Trinh, Đền Quán Thánh, trang 556-557.</ref>