Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mía”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 75:
Thế kỷ 21 có khoảng 200 quốc gia và lãnh thổ trồng mía đường, sản xuất khoảng 1.324,6 triệu [[tấn]] (khoảng gấp 6 lần sản lượng [[củ cải đường]]). Tính đến năm 2005, [[Brasil]] đứng đầu bảng, sản xuất nhiều mía đường nhất thế giới; thứ nhì là [[Ấn Độ]].<ref name=kindling>[http://www.fao.org/es/ess/top/commodity.html?lang=en&item=156&year=2005 Link and reference involving U.N. FAO production figures]</ref> Mía dùng để sản xuất [[đường cát]], [[xirô Falernum]], [[mật mía]], [[rượu Rum|rum]], [[thức uống không cồn|đồ uống không cồn]], [[cachaça]] (một loại rượu của Brasil) và [[êtanol|cồn]] để làm nhiên liệu. [[Bã mía]] còn lại sau khi ép đường có thể làm chất đốt - dùng trong nhà máy- lẫn điện năng - thường được bán cho các nhà cung cấp điện/hệ thống lưới điện. Do chứa nhiều [[xenluloza]] nên mía cũng được dùng để sản xuất [[giấy]] và [[bìa các tông]], được rao bán là "[[thân thiện môi trường]]" vì làm từ phụ phẩm của kỹ nghệ đường.
 
Xơ mía từ giống mía Bengal (''Saccharum munja'' hay ''Saccharum bengalense'') cũng được dùng để làm thảm, vách ngăn cùng các thứ gia dụng như giỏ, rổ v.v tại [[Tây Bengal]]. Sợi mía này cũng được dùng trong [[Upanayanam]] - một nghi lễ thờ cúng của [[Ấn Độ giáo]] tại [[Ấn Độ]].<ref> [http://www.craftandartisans.com/cane-bamboo-of-west-bengal.html]</ref><ref></ref>[http://www.plantnames.unimelb.edu.au/Sorting/Saccharum.html#bengalense]</ref>
 
===Việt Nam===