Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn hóa Hy Lạp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 49:
Văn học cổ điển được viết dưới thời Hy Lạp cổ xưa từ [[thế kỷ thứ 4]] và phát triển lên trong thời [[Đế chế Byzantine]]. Vào thời kỳ đầu, Hy lạp có 2 tác phẩm đồ sộ của [[Homer]], ''[[Iliad]]'' và ''[[Odyssey]]''. Một nhà thơ vĩ đại của thời kỳ này là [[Hesiodos]] (Ησίοδος). Ông có hai tác phẩm trường tồn là ''Works and Days'' (Έργα και ημέραι) và ''[[Theogonia]]'' (Θεογονία).
 
Chiếm vị trí quan trọng trong văn học Hy Lạp cổ đại phải kể đến [[thần thoại Hy Lạp]]. Thần thoại Hy Lạp khá phong phú và thể hiện trong đó cách giải thích của người Hy Lạp về [[tự nhiên]], nguồn gốc loài người đồng thời nêu lên những kinh nghiệm của cuộc sống lao động và ước vọng của mình. Các nhân vật trong thần thoại từ vũ trụ, thần thánh tới các bậc anh hùng dũng sĩ. Từ khối hỗn mang (gọi là ''Chaos''), xuất hiện nữ thần đất [[Gaia (thần thoại)|Gaia]] rồi thần ái tình [[Eros (thần thoại)|Eros]] nhờ đó [[Chaos (thần thoại)|Chaos]] và Gaia lấy nhau sinh ra đêm tối, ánh sáng, sao trời, biển cả, núi non, sông ngòi, sấm chớp... Bàn tay khéo léo của [[Prometheus (thần thoại)|Prometheus]] đã nặn ra loài người từ đất sét và lấy trộm [[lửa]] mang đến cho loài người. Dưới sự điều khiển của thần [[Zeus]], vị thần tối cao của [[Mười hai vị thần trên đỉnh Olympus|các thần ngự trị trên đỉnh Olympus]] quanh năm tuyết phủ đã can thiệp vào mọi lĩnh vực đời sống con người. Thần thánh vừa thể hiện sức mạnh của trần gian vừa thể hiện sự lao động sáng tạo của con người như: thần trồng nho [[Dionysus (thần thoại)|Dionysus]], nữ thần nông nghiệp [[Demetra (thần thoại)|Demetra]], thần thợ rèn [[HêphaistosHephaistos]], nữ thần anh hùng Calios, nữ thần múa Ternexiso...
 
Nhiều bài thơ trữ tình cũng được sáng tác ở thời kỳ này là của [[Sappho]] (Σαπφώ) và [[Pindarus]] (Πίνδαρος). Những người Hy Lạp còn nổi tiếng với các tác phẩm kịch sân khấu và các [[trường ca]] bất hủ. Có khoảng 100 vở bi kịch được trình diễn trong suốt thời gian dài<ref>Những nhà hát lớn có tới 44.000 chỗ ngồi ở Megalopolis, 17.000 chỗ ngồi như ở trong AthensAthena chứng tỏ vai trò và ý nghĩa của kịch trong đời sống</ref>, về sau chỉ còn ba kịch gia được xem là tồn tại lâu hơn cả: [[Aeschylus]] (Αἰσχύλος), [[Sophocles]] (Σοφοκλης) và [[Euripides]] (Ευριπίδης). Trên cơ sở truyện dân gian, ra đời truyền thuyết về [[thành Troy]].
 
Giống như các vở bi kịch, thể loại kịch nói cũng được thể hiện trong các dịp trang trọng tại nhà hát Dionysus tại [[Athena]], nhưng ở đây vở diễn bao hàm đầy đủ các yếu tố như tục tĩu, chửi bới và lăng nhục. Một tác phẩm kịch trường tồn của [[Aristophanes]] (΄Αριστοφανης) là một kho tàng của thể loại hài hước. [[Menanderus]] (Μένανδρος) là [[nhà văn]] đã đề xuất thể loại kịch Hy Lạp theo trào lưu mới.