Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Nước Đức trong thời kỳ quân chủ chuyên chế: sửa chính tả 3, replaced: Khai Sáng → Khai sáng using AWB
n →‎Nước Đức trong thời kỳ quân chủ chuyên chế: sửa chính tả 3, replaced: Châu Âu → châu Âu using AWB
Dòng 140:
Dưới thời của hoàng đế dòng họ Habsburg là [[Leopold I (đế quốc La Mã Thần thánh)|Leopold I]], Đế chế cùng một lúc đã bị đe dọa từ phía [[Sultan]] [[Mehmed IV]] người Thổ [[Đế quốc Ottoman|Ottoman]] và từ ý muốn bành trướng của Pháp dưới thời Louis XIV. Vào năm [[1683]], quân Thổ Nhĩ Kỳ hùng mạnh do Đại Vizia [[Kara Mustafa Pasha]] - một viên tướng không siêu việc cho lắm - thống lĩnh tiến hành xâm lược nước Áo. Quân Thổ Nhĩ Kỳ vây hãm kinh thành [[Viên]] kể từ ngày [[14 tháng 7]] năm 1683. Trong các Tuyển hầu tước người Đức phò tá Hoàng đế trong trận này có cả vị Tuyển hầu tước vĩ đại Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg, ông đã gửi một đạo quân đến họp binh với quân Áo.<ref>Christopher M. Clark, ''Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947'', trang 51</ref> Vào ngày [[13 tháng 9]] năm 1683, vua Ba Lan là [[Jan III Sobieski]] thân chinh thống lĩnh liên quân Áo - Đức - Ba Lan đập tan tác quân Thổ Nhĩ Kỳ, giết được biết bao quân Thổ. Với chiến thắng này, mối đe dọa của quân Thổ đối với châu Âu chấm dứt.<ref name="Skaarup112">Harold A. Skaarup, ''Siegecraft - No Fortress Impregnable'', trang 112</ref>
 
Qua việc bầu tuyển hầu của [[Sachsen]] là [[August II của Ba Lan|Friedrich August I]] lên làm vua [[Ba Lan]] năm [[1697]], giữa Sachsen và Ba Lan đã có liên kết cho đến năm [[1763]], chỉ bị gián đoạn bởi cuộc [[Đại chiến Bắc Âu]] và [[Chiến tranh Thừa kế Ngai vàng Ba Lan]]. Cũng như thế, giữa [[Hannover]] và nước [[Anh]] cũng đã có liên kết tương tự. Việc dòng họ Habsburg Tây Ban Nha tuyệt tự đã làm cho cuộc [[Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha|Chiến tranh Thừa kế Tây Ban Nha]] bùng nổ vào năm [[1701]], cuộc chiến mà với cái chết của [[Joseph I của đế quốc La Mã Thần thánh|Joseph I]] đã mang lại cho dòng họ Habsburg một bước ngoặt không tốt đẹp nhưng cũng đã làm lay chuyển uy thế cường quốc Pháp. Mặc dù thế, dòng họ Habsburg ở Áo vẫn trở thành một cường quốc tại Châuchâu Âu dưới thời các Hoàng đế Leopold I và Joseph I.
 
[[Tập tin:Friedrich Zweite Alt.jpg|phải|nhỏ|Tranh vẽ vua Phổ Friedrich II Đại đế (1740 - 1786), năm 68 tuổi.]]