Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp ước Xô-Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Châu Âu → châu Âu (11) using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: NXB → Nhà xuất bản (8), Quốc Xã → Quốc xã (3), Châu Âu → châu Âu (3) using AWB
Dòng 15:
| date_expiration = [[22 tháng 6]] năm [[1941]]
| signatories =
| parties = {{flagicon|Soviet Union|1923}} [[Liên Xô]]<br />{{flagicon|Nazi Germany}} [[Đức Quốc ]]
| ratifiers =
| depositor =
Dòng 25:
}}
[[Tập tin:Tajny protokoł 23.08.jpg|nhỏ|305px|Trang cuối văn bản Hiệp ước không xâm phạm Đức-Xô ngày 26 tháng 8 năm 1939 (chụp bản xuất bản công khai năm 1946)]]
'''Hiệp ước Xô-Đức''', còn được gọi là '''Hiệp ước Molotov-Ribbentrop''' hay '''Hiệp ước Hitler-Stalin''' có tên chính thức là '''Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên bang Xô viết''' (Tiếng Đức: Deutsch-sowjetischer Nichtangriffspakt; Tiếng Nga: Договор о ненападении между Германией и Советским Союзом); được ký kết ngày [[23 tháng 8]], [[1939]] giữa Ngoại trưởng [[Vyacheslav Mikhailovich Molotov]] đại diện cho [[Liên Xô]] và Ngoại trưởng [[Joachim von Ribbentrop]] đại diện cho [[Đức Quốc Xã|Đức Quốc xã]]. Nghị định thư bí mật đính kèm Hiệp ước quy định các nước [[Phần Lan]], [[Estonia]], [[Latvia]], [[Litva]], và [[România]] thuộc "vùng ảnh hưởng của Liên Xô". Ngoài ra, Đức chấp thuận việc Liên Xô thu hồi lại Tây Ucraina và Tay Belarussia (khi đó bị [[Ba Lan]] chiếm đóng và gọi là Đông Ba Lan).
 
Các bên thỏa thuận với các cam kết kiềm chế không tấn công lẫn nhau và giữ thái độ trung lập trong trường hợp một trong hai bên trở thành mục tiêu của những hành động quân sự của bất kỳ bên thứ ba nào. Các thành viên Hiệp định cũng cam kết không tham gia vào các nhóm thế lực trực tiếp hoặc gián tiếp chống lại phía bên kia. Trong tương lai, hai bên cam kết việc cung cấp, trao đổi lẫn nhau về thông tin đối với những vấn đề có ảnh hưởng đến lợi ích của các bên.
Dòng 44:
* '''Ba Lan''' cũng nghi kỵ Liên Xô (trong quá khứ 2 nước đã nhiều lần xâm lược lẫn nhau) nên không muốn Liên Xô mang quân qua lãnh thổ của họ để chống lại Đức. Vì việc này, liên minh Nga-Anh-Pháp nhằm bảo vệ Ba Lan khó thành hiện thực.<ref>Hans Dirkshel. Moskva, Tokyo, London - Hai mươi năm chính sách đối ngoại của Đức. London. 1951. trang 238.</ref>
 
Do đó, kế hoạch thiết lập an ninh tập thể châu Âu do Liên Xô đề xướng luôn vấp phải sự chống đối hoặc ít ra cũng là sự lãnh đạm của các nước lớn ở Tây Âu. Điều này buộc Liên Xô phải ký kết với các nước Đông Âu và Pháp các bản hiệp ước song phương về tương trợ an ninh quốc phòng. Mặc dù không ưa Liên Xô nhưng dưới sức ép của dư luận trong nước, chính phủ các nước này cũng phải đàm phán với Liên Xô về các vấn đề quốc phòng và an ninh nhằm chống lại sự đe dọa của nước Đức Quốc xã. Tháng 5 năm 1935, hai hiệp ước được Liên Xô ký kết với Anh và Pháp.<ref>Grigori Doberin. Những bí mật của chiến tranh thế giới thứ hai. NXBNhà xuất bản Sụ Thật. Hà Nội. 1986. trang 33.</ref> Tuy nhiên, tổng thống Tiệp Khắc Benet đã từ chối thi hành hiệp ước này và coi nó là một dĩ vãng còn sót lại. Còn đối với người Pháp, mặc dù các thỏa ước khung đã được ký kết nhưng họ vẫn không chịu ký với Liên Xô một hiệp định chung giữa bộ tham mưu quân đội hai nước để cùng nhau chống nước Đức Quốc xã.<ref>Paul Reinaut. Hồi ký. Paris. 1963. trang 162.</ref>
 
Trong các năm 1936-1937, Liên Xô đã giúp đỡ những người Cộng hòa Tây Ban Nha chống lại chế độ Franco được Adolf Hitler bảo trợ nhưng lại không được Anh, Pháp ủng hộ tích cực. Ngược lại, từ tháng 11 năm 1937, họ đã mở nhiều cuộc hội đàm với các thủ lĩnh Đức Quốc xã tại Obersanzberg. Tham dự các vòng hội đàm còn có cả Huân tước Anh Halifax, các bộ trưởng của chính phủ Pháp. Họ cho rằng chế độ của Hitler đã trở thành thành trì chống chủ nghĩa Bolshevik và đã đến lúc có thể tiến hành cuộc [[thập tự chinh]] mới về phương Đông. Thái độ không dứt khoát của Anh và Pháp vô hình trung đã "động viên" Hitler mạnh dạn ra tay. Ngày 1 tháng 3 năm 1938, nước Đức quốc xã thôn tính Cộng hòa Áo mà không cần nổ một phát súng. Trong khi Bộ trưởng dân ủy ngoại giao Liên Xô tuyên bố lên án cuộc xâm lược này<ref>Bộ ngoại giao Liên Xô. Tư liệu văn kiện thời kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ hai. NXBNhà xuất bản Ngoại văn. Moskva. 1948. trang 92.</ref> thì thủ tướng Anh Neville Chamberlain lại nói: ''"Chúng ta phải tránh bị mắc lừa. Và chúng ta cũng không để cho các nước nhỏ có ảo tưởng về sự giúp đỡ của Hội Quốc Liên có thể dành cho họ để chống lại sự xâm lược"''.<ref>Hạ nghị viện Anh. Tư liệu những cuộc tranh luận tại nghị viện ngày 22 tháng 2. London. 1938. trang 227, 332.</ref>
 
Thái độ đó càng khuyến khích Hitler lấn tới. Tháng 8 năm 1938, quân đội Đức tập trung 30 sư đoàn quanh biên giới Tiệp Khắc. Đáng lẽ phải thành lập một mặt trận chung chống nước Đức Quốc xã thì Anh - Pháp lại nhận lời mời của Ribbentrop tham gia Hội nghị Munchen trong các ngày 29 và 30 tháng 9 năm 1938 giữa tứ cường Anh, Đức, Pháp, Ý. Kết quả của hội nghị này là một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau được ký giữa bốn nước này ngày 30 tháng 9 mà không hề đếm xỉa đến Hiệp ước tương trợ giữa Anh và Pháp với chính phủ Tiệp Khắc của tổng thống Benet. Ngày 6 tháng 12 năm 1938, Pháp tuyên bố từ bỏ Hiệp ước tương trợ với Liên Xô để ký với Đức bản tuyên bố thừa nhận hiệu lực hoàn toàn của [[Hiệp ước München|Hiệp định Munich]] 1938.<ref>Grigori Doberin. Những bí mật của Chiến tranh thế giới thứ hai. NXBNhà xuất bản Sự Thật. Hà Nội. 1986. trang 42.</ref> Bằng [[Hiệp ước München|Hiệp định Munich]], Anh và Pháp đã thừa nhận việc Đức Quốc xã thôn tính nước Áo là việc đã rồi, cho phép Hitler đánh chiếm xứ Bohemia và Moravia, chia cắt Tiệp Khắc; đặt Ba Lan và cả Liên Xô trước nguy cơ xâm lược của nước Đức Quốc xã.<ref name="Henry Payner 1957">Henry Payner. Churchill, Roosevelt, Stalin - Cuộc chiến tranh mà họ tiến hành và nền hòa bình mà họ tìm kiếm. London. 1957. trang 4.</ref> Nhà sử học Cộng hòa Liên bang Đức Michael Freuner viết: ''"Khi gót giày Đức làm rung chuyển xứ Bohemia thì toàn thế giới sụp đổ. Người ta đã bỏ đi hòn đá tảng của Hiệp ước Versailles. Đế quốc Đức thấy mình đã được mở cửa sang phía Đông"''<ref>Michael Freuner. Lịch sử nước Đức. Guthlaut. Bon. 1960. trang 623.</ref>
[[Tập tin:Bundesarchiv Bild 183-R69173, Münchener Abkommen, Staatschefs.jpg|nhỏ|trái|256px|Hitler và đại diện các nước Anh, Pháp tại lễ ký hiệp Hiệp định Munich 1938]]
 
[[Hiệp ước München|Hiệp định Munich]] 1938 không chỉ mở đường cho nước Đức Quốc xã chiếm đóng [[Tiệp Khắc]] mà còn "bật đèn xanh" cho quân đội Đức tại Đông Phổ chiếm vùng Klaipeda của [[Litva]], áp đặt một hiệp ước kinh tế bất bình đẳng với Romania và khuyến khích nước Ý phát xít của [[Benito Mussolini]] xâm lược [[Albania]]. Tháng 4 năm 1939, trong một nỗ lực cuối cùng để cứu vãn nền an ninh tập thể của châu Âu, Liên Xô mở lại các cuộc thương lượng với Anh và Pháp, thành thực tìm kiếm một hiệp định tương trợ thật sự với các nước Tây Âu và Đông Âu. Mặc dù người Nga thực lòng muốn ký một hiệp ước phòng thủ chung càng sớm càng tốt với Anh và Pháp nhưng họ đã vấp phải sự lạnh nhạt của các chính phủ Édouard Daladier và Neville Chamberlain. Họ đòi Liên Xô bảo đảm sự giúp đỡ nếu nước Đức Quốc xã tiến công về phía Tây nhưng lại lảng tránh vấn đề giúp đỡ Ba Lan nếu nước Đức gây hấn ở phía Đông. Chính thái độ này của Anh và Pháp đã khuyến khích các nước Đức, Ý, Nhật ký kết với nhau tại Berlin bản "[[Hiệp ước chống quốc tế cộng sản]]" ngày 27 tháng 9 năm 1940. Toàn bộ tình hình trên đã buộc chính phủ Liên Xô phải có những hành động kiên quyết trong việc tìm con đường để đảm bảo cho nền anh ninh đất nước. Con đường đó là con đường lợi dụng mâu thuẫn giữa các kẻ thù, khi Liên Xô quyết định chấp nhận đề nghị (nhiều lần) của Quốc xã ký với họ hiệp ước không xâm lược lẫn nhau.<ref>Lê văn Quang, ''Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1917 đến 1945'', Nhà xuất bản Giáo dục, 2003, trang 157</ref> Những lời đề nghị này đã có từ ngày 20 tháng 8 năm 1936 nhưng chỉ đến khi thấy không còn biện pháp ngoại giao nào khác để đẩy lùi chiến tranh; ngày 23 tháng 8 năm 1939, Nhà nước Liên Xô mới cử phái đoàn do Bộ trưởng dân ủy ngoại giao V. M. Molotov dẫn đầu đón tiếp phái đoàn Đức của Ribbentrop tại Moskva để đàm phán với nước Đức Quốc xã.
 
Về phía Đức Quốc xã, để chuẩn bị cho Chiến tranh thế giới thứ hai, Hitler đặc biệt quan tâm đến vấn đề làm sao tránh cho nước Đức thoát khỏi tình cảnh phải tiến hành chiến tranh cùng lúc trên hai mặt trận như trong [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]]. Để đạt được mục đích ấy, trong quan hệ với các cường quốc tư bản phương Tây, Hitler đã nói: ''"Phải dùng con ngáo ộp [[Bolshevik]] để đe dọa các cường quốc Versailles làm cho họ tin rằng, nước Đức là con đê cuối cùng ngăn chặn làn sóng đỏ. Đối với chúng ta, đó là cách duy nhất để vượt qua thời kì khủng hoảng này, thanh toán [[hòa ước Versailles|hiệp ước Versailles]] và tái vũ trang.<ref>G.Deborin, Chiến tranh thế giới thứ hai (tiếng Pháp). Nhà xuất bản Ngoại văn (1966), trang 12</ref>"''. Nhưng mặt khác, Hitler cũng chủ trương tạm hòa hoãn với Liên Xô để tập trung lực lượng chống các cường quốc tư bản phương Tây, trước hết là Anh-Pháp. Kết quả của cuộc đàm phán là bản Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên Xô, gọi tắt là Hiệp ước Xô-Đức. Mặc dù bản hiệp ước có giá trị 10 năm nhưng đến tháng 11 năm 1940, khi phái đoàn Liên Xô do Bộ trưởng Dân ủy ngoại giao V. M. Molotov dẫn đầu sang Đức để bàn việc thi hành hiệp ước này thì người Đức lại khước từ. Và hiệp ước này thực sự trở thành tờ giấy lộn từ ngày [[22 tháng 6]] năm 1941.<ref>A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. NXBNhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva. 1984. trang 22-23.</ref><ref>I. L. Maisky. Ai tiếp tay cho Hitler. NXBNhà xuất bản Tiến bộ. Moskva. 1965. trang 202.</ref>
 
== Chính sách đối ngoại của Liên Xô trong những năm 1933-1939 ==
[[Tập tin:Corridor de Dantzig.jpg|nhỏ|phải|256px|Yêu sách của nước Đức Quốc xã đối với eo đất Dantzig của Ba Lan năm 1939]]
 
Sau khi Hitler lên nắm quyền năm 1933 và đưa nước Đức vào tiến trình của chủ nghĩa "quốc gia xã hội" chống Xô Viết, chống bồi thường cho cộng sản Liên Xô, làm băng giá các quan hệ kinh tế và quân sự Xô-Đức. Có những ý kiến cho rằng ban đầu Stalin nhìn nhận Hitler như một con rối của các tầng lớp tư bản độc quyền Đức. Họ đã đưa Hitler lên cầm quyền nhưng chính họ mới là những người chủ thực sự của Đức.<ref>С. З. Случ. Сталин и Гитлер, 1933—1941. Расчёты и просчёты Кремля, Отечественная История, 2005,№ 1 стр. 100—101.</ref> Kể từ đó, lập trường chính thức của các nhà ngoại giao Liên Xô, đứng đầu là Litvinov với chính sách về "an ninh chung Châuchâu Âu" trở thành cơ sở của hệ thống các điều ước quốc tế mà Liên Xô ký kết, phù hợp với hệ thống Versailles và ngăn chặn việc tìm kiếm kế hoạch phục thù của nước Đức.
 
Đến tháng 3 năm 1935, rốt cuộc nước Đức đã đơn phương chấm dứt hoạt động của các quan sát viên theo dõi việc thi hành các điều khoản quân sự của Hiệp ước Versailles 1919. Nước này đã thiết lập chế độ cưỡng bách tòng quân, thực hiện phổ biến chế độ đảm phụ chiến tranh phổ biến và thời kỳ tái vũ trang nước Đức đã bắt đầu. Tuy nhiên, hành động này của nước Đức đã không gặp phải sự phản đối có hiệu lực từ các cường quốc phương Tây, những nước bảo lãnh của Hiệp ước Versailles.
Dòng 146:
Các điều ước này chỉ được London và Paris chấp nhận một phần.<ref>M. I. Meltiukhov [http://militera.lib.ru/research/meltyukhov/index.html Khủng hoảng chính trị - Những cơ hội bị bỏ lỡ của Stalin. 1939.].</ref><ref>''Kimm Einart. Sự thiệt hại đối với nền độc lập của các nước Ban Tích, nhìn từ quan điểm chính trị toàn cầu đối với châu Âu ''. Balti riikide iseseisvuse kaotus Euroopa globaalpoliitika vaatevinklist // Akadeemia (1991) nr. 10, lk. 2167—2187; nr. 11, lk. 2384—2403</ref> Cho đến cuối tháng 7, các cuộc đàm phán vẫn dẫm chân tại chỗ chủ yếu do thái độ thiếu thiện chí của Anh và Pháp trong việc thảo luận định nghĩa của Liên Xô về "gián tiếp xâm lược", trong đó liên minh cam kết là có hiệu lực. Trong phần giải trình của Liên Xô, nó đã được xác định như sau:
 
{{cquote|''Khái niệm "gián tiếp xâm lược" dùng để chỉ hành động mà bất cứ các nước nhỏ nào có chung đường biên giới với Liên bang Xô viết, cũng như Bỉ và Hy Lạp đã thực sự bị đe dọa của một lực lượng, của một thế lực, hoặc không có mối đe dọa như vậy nhưng những thế lực đó đòi hỏi việc sử dụng lãnh thổ và lực lượng của các nước nhỏ này này để gây hấn chống lại nước nhỏ khác hoặc chống lại một trong các bên ký kết hiệp định.''|||Đề nghị của Chính phủ Liên Xô vào ngày 9 tháng 7 năm 1939|<ref>''Liên Xô trong cuộc đấu tranh cho hòa bình vào đêm trước của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai.'' Tư liệu do NXBNhà xuất bản Chính trị công bố. Мoskva. 1971 trang. 486—487</ref>}}
 
Tuy nhiên, điều này lại được các đại biểu Anh và Pháp nhìn nhận như một yêu sách của Liên Xô có thể cho phép họ có lý do để thực hiện ý định đưa quân đội của mình vào các quốc gia láng giềng. Về phần mình, các nhà đàm phán Anh và Pháp đề nghị việc thực hiện các thỏa thuận đó còn tùy theo việc "xâm lược gián tiếp" phải được xác định chỉ sau khi tham khảo ý kiến ba bên. Liên Xô cho rằng Anh và Pháp chỉ cam kết thừa nhận miễn cưỡng một phần đề nghị đó trong trường hợp họ có thể phải đối đầu với Đức trong một cuộc chiến tranh.<ref>[http://web.archive.org/web/20141205085744/http://www.uniros.ru/book/ww2/53.php Lịch sử của Thế chiến thứ hai. NXB Quân sự. Moskva. 1973. trang 74]</ref>.
Dòng 171:
=== Các cuộc đàm phán quân sự của Liên Xô với Anh và Pháp ===
 
Không chờ đến khi có được những thỏa thuận về chính trị, ngày [[23 tháng 7]], Liên Xô đã mời Anh và Pháp đến Moskva dự các cuộc đàm phán về các vấn đề quân sự. Ngày 25 tháng 7, Anh đồng ý và ngày 26 tháng 7, Pháp cũng đồng ý. Ngoại trưởng Anh Halifax cho biết, đoàn của ông sẽ có thể ở lại Moskva trong vòng 7 đến 10 ngày, nhưng thành phần của nó vẫn còn chưa xác định. Trong khi hoàn toàn có thể đi được bằng máy bay đến Liên Xô thì phía Anh lại lấy cớ bảo đảm bí mật với Đức để đi bằng tàu biển với tốc độ chỉ 13 hải lý/giờ.<ref>I. L. Maisky. Ai tiếp tay cho Hitler. NXBNhà xuất bản Tiến bộ. Moskva. 1965. trang 203.</ref> Đoàn đại biểu Anh và Pháp rời London đi Moskva ngày 5 tháng 8 dưới danh nghĩa đi du lịch, qua tuyến đường biển đến Leningrad (nay là St Petersburg) ngày 10 tháng 8, sau đó đi Moskva bằng tàu hoả. Tại Moskva, họ bắt đầu làm việc từ ngày 11 tháng 8. Các quan hệ với phái đoàn Anh cho các cuộc đàm phán tại Moskva được thực hiện thông qua trợ lý được Bộ trưởng Ngoại giao chỉ định làm người đứng đầu đoàn là Đô đốc Drax (mặc dù người chính thức dẫn đầu đoàn đại biểu Anh là Thứ trưởng Anthony Eden), người có vị trí không quan trọng lắm trong giới lãnh đạo quân sự Anh tại thời điểm đó. Không giống như trong cuộc đàm phán tại Ba Lan, Anh đã cử Tổng tư lệnh không quân, tướng Ironside làm trưởng đoàn. Điều này chứng tỏ Chamberlain không tin vào khả năng đạt được thỏa thuận với Liên Xô, cũng không tin tưởng ở khả năng quân sự của Hồng quân.Trong một bức thư cá nhân ngày 28 tháng 3, Chamberlain đã viết: "Tôi phải thú nhận rằng tôi hoàn toàn không tin tưởng Nga. Tôi không tin rằng họ có thể thực hiện một cuộc tấn công có hiệu quả, ngay cả khi họ muốn... Trong thực tế, người ta ghét họ vì nghi ngờ họ muốn khống chế các quốc gia lân bang nhỏ, đặc biệt là Ba Lan, Romania và Phần Lan".<ref>[http://web.archive.org/web/20140801221218/http://www.jourclub.ru/12/202/ Feiling К. The Life of Neville Chamberlain. L., 1963. P. 403 K. Feiling Cuộc đời của Neville Chamberlain. London. 1963. trang 403.]</ref><ref>[http://web.archive.org/web/20141205085744/http://www.uniros.ru/book/ww2/53.php]</ref> Tại cuộc họp nội các Chamberlain tuyên bố rằng đối với tất cả mọi thứ "liên quan đến việc liên minh với Nga, ông có linh cảm rằng "hoàn toàn không thể tin vào sức mạnh của Nga và cần phải nghi ngờ về khả năng cung cấp hỗ trợ cho Nga trong trường hợp có chiến tranh" <ref>[http://web.archive.org/web/20140801221218/http://www.jourclub.ru/12/202/ Feiling К. The Life of Neville Chamberlain. L., 1963. P. 403 Kevill Feiling. Cuộc đời của Neville Chamberlain. London. 1963. trang 403.]</ref>. Phía Anh hy vọng sẽ sử dụng các cuộc đàm phán chỉ như là một phương tiện gây áp lực đối với Hitler và vì thế họ kéo dài đàm phán và không muốn đi đến một thỏa thuận đầy đủ.<ref>William L. Shirer, ''Sự hưng thịnh và suy tàn của đế chế thứ ba: Lịch sử của nước Đức Quốc xã''. Simon and Schuster. 1980. trang. 504</ref>. Trong khi đó, ngoại trưởng Anh Halifax lại có một thái độ thận trọng hơn. Ông cho rằng: "Không nên đẩy người Nga ra xa mà nên giữ người Nga dưới ảnh hưởng của chúng ta".<ref>Mac Kleos. Neville Chamberlain. London. 1961. trang 273.</ref>
 
Những động thái trên đây không qua được những con mắt dò xét của Đức. Đại sứ [[Herbert von Dirksen]] của Đức ở Anh báo cáo về Berlin rằng các giới chính quyền Anh nhìn sự đàm phán quân sự với Liên Xô bằng con mắt hoài nghi:
:''"Điều này thấy rõ qua thành phần của Phái bộ Quân sự Anh. Đô đốc Drax nằm trong danh sách về hưu và chưa từng ở trong Bộ Tham mưu Hải quân. Thiếu tướng lục quân là một sĩ quan thuần túy về kế hoạch tác chiến. Đại tướng không quân là một phi công và huấn luyện viên xuất sắc, nhưng không phải là nhà chiến lược. Điều này dường như chỉ ra rằng nhiệm vụ của Phái bộ Quân sự Anh là nhằm đánh giá năng lực tác chiến của quân lực Nga hơn là để ký kết hiệp ước về quân sự..."''
 
Ngày [[12 tháng 8]], cuộc họp đầu tiên của ba bên, trưởng đoàn đại biểu Liên Xô đề nghị làm rõ các quyền hạn của mỗi đoàn. Ông đã trình bày giấy ủy nhiệm của đoàn đại biểu Liên Xô, trong đó nói rằng phái đoàn được uỷ quyền ''"... thương lượng với người Anh và người Pháp về lĩnh vực quân sự và ký một công ước hợp tác về các vấn đề quốc phòng và quân sự giữa nước Anh, Pháp và Liên Xô chống lại sự xâm lược ở Châuchâu Âu..."''<ref>Các cuộc đàm phán về quân sự của Liên Xô, Anh và Pháp tại Moskva năm 1939 (Переговоры военных миссий СССР, Англии и Франции в Москве в августе 1939 г). Tạp chí quan hệ quốc tế. Số 2 năm 1959. trang 145.(Международная жизнь, 1959, № 2, стр. 145.)</ref> Người đứng đầu các đoàn đại biểu Pháp, tướng Doumence trình bày thư ủy nhiệm của mình. Trong thư, nói rõ đoàn của ông được phép "thương lượng với Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Liên Xô về tất cả các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực hợp tác giữa các lực lượng vũ trang của cả hai nước." Điều ủy nhiệm này tuy ít hơn những người đồng cấp của Liên Xô, nhưng nói chung Doumence đã có đủ quyền hạn để tham gia vào các cuộc đàm phán quan trọng với phía Liên Xô. Người Pháp hy vọng sớm có đạt được một thỏa thuận, song họ đều hoàn toàn phụ thuộc vào Anh. Sau đó, đến lượt đoàn Anh trình bày ủy nhiệm thư thì mới té ra rằng người đứng đầu đoàn đại biểu Anh, Đô đốc Drax, nói chung không có thẩm quyền được thừa uỷ bằng văn bản. Trong một cố gắng để thoát ra khỏi tình huống khó xử, Đô đốc Drax đã nói rằng nếu cuộc họp đã được chuyển tới London, ông sẽ có tất cả những quyền hạn cần thiết. Trong những tiếng cười chung của cả hội nghị, đoàn đại biểu Liên Xô đã trả lời rằng: ''"Mang giấy ủy nhiệm từ London tới Moskva là dễ dàng hơn là tất cả chúng ta cùng đi đến London như một công ty lớn"''...."<ref>Các cuộc đàm phán quân sự nhiệm vụ của Liên Xô, Anh và Pháp tại Moskva năm 1939 (Переговоры военных миссий СССР, Англии и Франции в Москве в августе 1939 г). Tạp chí quan hệ quốc tế. Số 2 năm 1959. trang 145.(Международная жизнь, 1959, № 2, стр. 145.)</ref>
 
Rốt cuộc, viên đô đốc hứa sẽ có sự ủy nhiệm từ chính phủ của họ bằng văn bản, nhưng ông ta chỉ có thể nhận được vào ngày 21 tháng 8. Mặc dù Đô đốc Drax thiếu quyền hạn được ủy nhiệm nhưng đoàn đại biểu Liên Xô nói rằng không thành vấn đề đối với việc tiếp tục cuộc họp. Trong các ngày 13, 14, 15, 16 và 17 tháng 8, bảy phiên họp đã được tổ chức. Tại đó, các bên đã trao đổi thông điệp về lực lượng vũ trang của họ và các kế hoạch của mình trong trường hợp xảy ra cuộc xâm lược của Hitler. Thay mặt cho Anh có Đô đốc Drax, Thống chế không quân Bernett và tướng Heywood, thay mặt cho Pháp có các tướng Doumence, Valen và trung tá hải quân Viyom, thay mặt cho Liên Xô có Tổng tham mưu trưởng B. M. Shaposhnikov, tư lệnh không quân L. D. Lokhovitionov và bộ trưởng dân ủy Hải quân, đô đốc N. G. Kuznetsov.
Dòng 214:
Chính sách của Ba Lan trước chiến tranh được nhà báo kiêm sử gia người Mỹ William Shirer mô tả là tương đương với sự tự sát. Shirer giải thích rằng từ năm 1934, Ba Lan đã chấp nhận làm người đại diện một cách nhất quán cho Đức về các vấn đề bồi thường chiến phí theo Hiệp nghị Versailles. Cùng thời gian đó, giữa Ba Lan và Đức có một tranh chấp lãnh thổ nhỏ về Hành lang Danzig đã phân chia lãnh thổ của nước Đức thành hai phần. Quan hệ giữa Ba Lan và Nga đã đóng băng kể từ Chiến tranh Nga Xô Viết - Ba Lan từ năm 1919 đến năm 1921. Trong đó Ba Lan đã dịch chuyển biên giới phía đông của đường Curzon và kết quả là có khoảng 6 triệu thuộc các dân tộc Belarusia và Ukraina đã phải sống trên lãnh thổ Ba Lan. Sau cái chết của Jozef Pilsudski, chính sách của Ba Lan đã được các cựu chiến binh của cuộc chiến tranh Nga Xô Viết - Ba Lan như Beck và Edward Rydz-Smigly tiếp tục với lập trường đối đầu với Liên Xô. Như vậy, theo Shirer, Ba Lan đã có một đường biên giới "không thể chấp nhận" đối với cả Đức và Liên Xô, trong khi họ không đủ mạnh để có thể "tranh chấp với hai người láng giềng" cùng một lúc.<ref>[http://web.archive.org/web/20150709100926/http://wunderwaffe.narod.ru/HistoryBook/Rise_Fall/Poland.htm William Shirer. Sự hưng thịnh và suy tàn của đế chế thứ ba.]</ref>.
 
Theo nhà sử học Estonia, Tiến sĩ Magnus Ilmyarv, các quốc gia vùng Baltic không tin Liên Xô vì lý do có tính chất lịch sử và vì chế độ chính trị khác nhau. Đầu mùa hè năm 1939, khi giữa Liên Xô, Anh và Pháp có các cuộc đàm phán thì họ lo sợ rằng sẽ bị sáp nhập vào Liên Xô. Trước Chiến tranh Nga Xô Viết - Ba Lan, Hồng quân Bolshevik đã từng lập chính quyền Xô Viết ở đó và họ có thể trở lại. Ngoài ra, sau kinh nghiệm của Hiệp ước Munich, các nước vùng Baltic cũng không tin rằng Anh và Pháp có thể thực hiện nghĩa vụ của mình một cách hiệu lực thực sự để bảo vệ họ trong trường hợp họ bị người Đức xâm lược.<ref>[http://web.archive.org/web/20120303192848/http://www.coronetbooks.com/books/s/sile0861.htm Magnus Ilmjarv. Sự im lặng phục tùng: Tổng thể chính sách đối ngoại của Estonia, Latvia và Lithuania - Giai đoạn từ giữa năm 1920 đến khi sát nhập vào năm 1940 - Tổng thể Chính sách đối ngoại... từ năm 1920 đến 1940]. NXBNhà xuất bản Baltica Stockholmiensia. Stockholm. 2004; [http://mahtrasass.livejournal.com/49674.html Bản dịch của một bản tóm tắt của cuốn sách (''bằng tiếng Nga'')], [http://mahtrasass.livejournal.com/46977.html Chương VIII]</ref>.
 
Kết quả là ngày 7 tháng 6, các chính phủ của Estonia, Latvia và Phần Lan nói rằng họ bảo đảm không có bất kỳ một yêu sách nào sẽ được xem như là một hành động gây hấn. Và sau đó, họ vội vàng ký kết một hiệp ước không xâm lược với Đức. Cùng lúc đó, Đức đã không chỉ hứa sẽ không tấn công các nước vùng Baltic, mà còn đảm bảo sự hỗ trợ trong trường hợp sự xâm lược của Liên Xô. Điều này đã tạo cho các chính phủ Baltic một cảm giác an toàn.<ref>[http://evrika.tsi.lv/index.php?name=texts&file=show&f=293 Aivars Stranga. Quan hệ đối ngoại của Latvia và Estonia 1918—1940]</ref> Các quan chức cao cấp quân đội của Đức (Franz Halder và Wilhelm Franz Canaris) viếng thăm các nước vùng Baltic và có cuộc đàm phán về hợp tác quân sự. Theo đại sứ Đức tại Tallinn, người đứng đầu quân đội Estonia, tướng Rak nói với ông ta rằng Đức và Estonia có thể giúp kiểm soát biển Baltic, bao gồm cả khai thác mỏ ở Vịnh Phần Lan và chống lại tàu chiến của Liên Xô.<ref name="ReferenceC"/>
Dòng 253:
:2. Trong trường hợp có sự chuyển biến về lãnh thổ và chính trị ở những lãnh thổ thuộc Ba Lan, các vùng ảnh hưởng của Đức và Cộng hòa Liên bang Xô viết sẽ được phân định ranh giới phỏng chừng bằng các con sông Narew, Wisla và San.
 
:3. Ở đông-nam Châuchâu Âu, [[Bessarabia]] sẽ thuộc vùng ảnh hưởng của Liên Xô.
 
:4. "Nghị định thư này sẽ được hai bên xem là tối mật."
Dòng 267:
Có nhiều ý kiến trái ngược trong việc đánh giá các khía cạnh pháp lý của hiệp ước. Theo một số ý kiến, bản thân Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau (không kèm theo Nghị định thư) không hàm chứa bất cứ điều gì không bình thường và hoàn toàn giống như bất kỳ một hiệp ước không xâm lược khác đã được ký kết trong lịch sử châu Âu đương đại (ý nói đến một hiệp ước tương tự giữa Đức và Ba Lan).<ref>Mikhail Ivanovich Semiryaga. Sự thỏa thuận giữa Liên Xô và Đức từ năm 1939 đến tháng 6 năm 1941 - Từ nhãn quan của các nhà sử học. Tạp chí Nhà nước và pháp luật Liên Xô. số 9. 1989. trang 93</ref><ref>R. A. Mullerson. Sự thỏa thuận giữa Liên Xô và Đức từ các khía cạnh của luật pháp quốc tế. (Tạp chí nói trên). trang 106</ref>.
 
A. A. Pronin có một ý kiến khác. Ông đã chỉ ra rằng Hiệp ước đã không có một điều khoản quan trọng được ghi nhận, đó là '''''sự huỷ bỏ hiệu lực của nó nếu một bên ký kết nhưng không giữ cam kết mà lại tiến hành chiến tranh xâm lược bên kia'''''. Đây là một nhược điểm lớn của phía Liên Xô khi soạn thảo Hiệp ước. Trong bản dự thảo hiệp ước của Liên Xô thì tính trung lập là một điều kiện tiên quyết cho việc tuân thủ một tình huống mà trong đó một trong hai bên "phải chịu một hành động bạo lực hay một cuộc tấn công bởi một thế lực thứ ba". Nhưng những từ ngữ cuối cùng của Điều II của Hiệp ước lại giả định rằng "sự trung lập sẽ được thực hiện trong trường hợp một trong hai bên không có đối tượng tấn công hay đối tượng của hành động quân sự của một thế lực thứ ba". Phát biểu như vậy là điển hình của nền ngoại giao [[Đức Quốc |Đế chế thứ ba]]. Ví dụ như Hiệp ước không xâm lược giữa Đức và Latvia và Hiệp ước không xâm lược giữa Đức và Estonia cũng tuyên bố trung lập "trong mọi hoàn cảnh". Nhưng Liên Xô vẫn không tu sửa các cụm từ này. Và kết quả là "hiệp ước này đã mở rộng cửa cho bất kỳ cuộc tấn công nào của Đức, khi một trong hai bên cáo buộc các hành động khiêu khích hoặc bạo lực của một thế lực thứ ba".<ref>A. A. Pronin. Những sai lầm và hệ lụy của thỏa thuận giữa Liên Xô và Đức năm 1939. Tạp chí Nhà nước và pháp luật Liên Xô. số 9. 1989. trang 126</ref>.
 
A.A. Pronin cũng chỉ ra rằng hiệp ước có liên quan chặt chẽ với nghị định thư bí mật và không thể đánh giá nó theo ý kiến riêng về hình thức cụ thể bên ngoài mà không xét đến tình hình chiến tranh trong thời điểm đó. Nghị định thư bí mật của hiệp ước nằm trong mục tiêu lợi ích của Liên Xô đối với vùng Baltic: Latvia, Estonia và Phần Lan, và của Đức đối với Litva và Ba Lan trên các tuyến sông Narew, Wisla, sông San đến Vilnius, nghĩa là từ Ba Lan đến Litva. Trong trường hợp này, cho dù đó là sự mong muốn xuất phát từ quan điểm lợi ích của các bên tham gia ký kết hiệp ước muốn bảo vệ nhà nước Ba Lan thì vấn đề này dứt khoát phải "đi xa hơn sự phát triển chính trị như trong bất kỳ trường hợp nào cần phải được giải quyết" "bằng một hiệp ước thân thiện". Ngoài ra, Liên Xô nhấn mạnh sự quan tâm của họ đối với vùng Bessarabia, và Đức cũng đã không phản đối lợi ích của Liên Xô tại khu vực này của Rumani. Nghị định thư bổ sung được A. A. Pronin đánh giá là không thể biện minh về tính hợp pháp vì nó liên quan đến các nước thứ ba.<ref>A. A. Pronin. Những sai lầm và hệ lụy của thỏa thuận giữa Liên Xô và Đức năm 1939. Tạp chí Nhà nước và pháp luật Liên Xô. số 9. 1989. trang 127.</ref>.