Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Lexington (CV-2)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Cấu trúc: sửa chính tả 3, replaced: tuần tiểu → tuần tiễu (2) using AWB
Dòng 64:
Tiếp theo sau [[Hiệp ước Hải quân Washington]], cả hai được đặt lại tên và cải tạo để hoàn tất như là tàu sân bay vào ngày [[1 tháng 7]] năm [[1922]]. Để được như vậy, trọng lượng rẽ nước phải giảm bớt 8.500 tấn, chủ yếu đạt được nhờ việc loại bỏ tám khẩu pháo 405 mm (16 in) trên bốn tháp súng đôi (bao gồm cả bệ súng, vỏ giáp...). Đai giáp chính được giữ lại, và vỏ giáp sàn tàu được tăng cường. Những đường nét chung của thân tàu được giữ lại, và hệ thống bảo vệ đặc biệt phần dưới nước cũng được gắn liền. Sàn đáp dài 244 m (880 ft) và rộng 25,9-27,4 m (85–90 ft), cao 18,3 m (60 ft) so với mực nước. Tầm nước chính là 7,4 m (24 ft 2 in). Chiếc ''Lexington'' và ''Saratoga'' được trang bị động cơ turbine điện với 16 nồi hơi Yarrow cung cấp động lực cho bốn turbine [[General Electric]] quay các máy phát điện để vận hành bốn động cơ chính chậm hơn. Động cơ của chiếc ''Lexington'' đã từng cung cấp điện cho thành phố [[Tacoma, Washington]] trong 30 ngày khi bị thiếu điện vào mùa Đông năm [[1929]]/[[1930]].
Thủy thủ đoàn của chiếc tàu gồm 169 sĩ quan và 1730 thủy thủ bao gồm các đội bay. Nó được trang bị tám pháo ''55'' 203&nbsp;mm (8&nbsp;in), 12 pháo phòng không ''25'' 127&nbsp;mm (5&nbsp;in),<ref name="Friedman">Friedman 1983 p. 390</ref> và bốn khẩu 57&nbsp;mm (2.24&nbsp;in). Hai chiếc này là những chiếc tàu cuối cùng được trang bị [[máy phóng máy bay|máy phóng]] nằm ngang như là thiết kế ngay từ ban đầu. Máy phóng có hành trình di chuyển dài 47,2&nbsp;m (155&nbsp;ft) và đủ mạnh để phóng kiểu máy bay nặng nhất của hải quân vào thời đó trong quãng đường 18,3&nbsp;m (60&nbsp;ft). Vào lúc chế tạo, cả hai chiếc tàu đều có những cần trục để phóng và thu hồi những chiếc thủy phi cơ, một tính năng bị tháo bỏ trong chiến tranh và được thay bằng các khẩu pháo phòng không bổ sung. Chiếc tàu được thiết kế để chở được tối đa 120 máy bay các loại bao gồm [[máy bay tiêm kích]], [[máy bay tuần tiểutiễu|tuần tiểutiễu]] và [[máy bay ném bom|ném bom]]. Mỗi chiếc tàu trị giá 45 triệu Đôla Mỹ kể cả máy bay.
Chiếc ''Lexington'' được hạ thủy ngày [[3 tháng 10]] năm [[1925]], được đỡ đầu bởi Bà [[Theodore Douglas Robinson]] (phu nhân của [[Trợ lý Bộ trưởng Hải Quân]]), và được đưa vào hoạt động ngày [[14 tháng 12]] năm [[1927]] dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng [[Albert W. Marshall]].