Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cao hổ cốt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Thành Phố → Thành phố, Lao Động → Lao động using AWB
Dòng 9:
{{Chính|Hổ}}
[[Tập tin:Tigerkamp.jpg|300px|nhỏ|phải|Mô phỏng về một con hổ thật và bộ xương hổ]]
Xương hổ còn gọi là ''đại trùng cốt'', ''lão hổ cốt'' là xương của hổ, bộ phận của con hổ dùng để nấu cao. Bộ xương hổ có tỷ lệ các thành phần cân đối và ổn định, do đó có thể xác định sơ bộ tính chính xác của bộ xương cũng như tính [[giá trị]] của nó: xương đầu đủ răng chiếm 15%, bốn chân 52%, toàn bộ xương sống 14%, 13 đôi xương sườn 5,5%, xương chậu 5,5%, xương bả vai 4%, xương đuôi gồm 14 đốt trúc 2,2%, 2 xương bánh chè chiếm 0,45%<ref name="dongyvietbac"/>. Về mặt cấu trúc, trong cao hổ cốt thật chứa chủ yếu là [[chất đạm]] (chất thịt), [[canxi]] dạng [[phosphat]] và nhiều [[khoáng chất]] khác<ref name="source2">{{chú thích web | url = http://phunuonline.com.vn/suc-khoe/bac-si-gia-dinh/cao-ho-cot-khong-phai-la-thuoc-tri-benh-ve-xuong-nbsp-/a8082.html | tiêu đề = Cao hổ cốt không phải là thuốc trị bệnh về xương | author = | ngày = | ngày truy cập = 22 tháng 6 năm 2015 | nơi xuất bản = Báo Phụ Nữ Thành Phốphố Hồ Chí Minh | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
[[Y học]] hiện đại phân tích cho thấy trong thành phần xương hổ (hổ cốt) có chứa [[collagen]], [[mỡ]], [[calcium]] [[phosphate]], calcium [[carbonat]], [[magiesium]] [[phosphat]], trong đó collagen là hoạt chất chính, gelatin của hổ cốt chứa 17 [[amino acid]], lượng [[acid amin]] trong xương hổ cao gấp 900 các loại [[xương]] [[động vật]] khác và tỷ lệ đạm toàn phần rất cao<ref name="source3">{{chú thích web | url = http://suckhoedoisong.vn/y-hoc-co-truyen/cach-phan-biet-cao-ho-cot-that-gia-20088289596604.htm | tiêu đề = Cách phân biệt cao hổ cốt thật giả | author = | ngày = | ngày truy cập = 22 tháng 6 năm 2015 | nơi xuất bản = Báo Sức khỏe & Đời sống | ngôn ngữ = }}</ref><ref name="source4">[http://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Truyen-ky-ve-cao-ho-cot-(Phan-II)-21348/ Truyền kỳ về cao hổ cốt (phần II)]</ref>.
Dòng 58:
* Dùng các kỹ xảo đánh bóng, gọt giũa tạo ra những bộ xương hổ giả từ các loại xương động vật khác để lừa bán trục lợi. Xương [[gấu]] thường được sử dụng nhiều nhất vì khá giống xương hổ, rẻ tiền hơn và lại dễ chế tác, người ta sẽ lấy dao khoét ở phần đầu khớp các xương tay, chân của gấu những cái lỗ dài dài thường gọi là ''lỗ huyệt'' hay ''lỗ thông thiên'' giống y như xương hổ. Thậm chí nhiều người còn dùng cả xương lợn, xương trâu, xương bò, xương chó... để tạo ra hổ cốt. Xương [[Chó chăn cừu Đức|chó béc-giê]] dễ làm giả xương hổ nhất<ref name="source12"/>.
* Dùng kỹ thuật để biến một số động vật thành hổ tươi nguyên con, ướp lạnh. Chẳng hạn như tìm giống chó hung dữ và có vóc dáng to lớn, nặng từ 50–60&nbsp;kg, thậm chí có con nặng tới 100&nbsp;kg, mõm ngắn, đầu tròn, bộ mặt ngắn tũn và nhăn nhúm rồi nhuộm lông, uốn xương, tạo dáng, ướp lạnh cho có hình hài trông giống như hổ thật.
* Trộn một số thuốc Tây vào cao xương hổ để tạo ra cảm giác hiệu nghiệm tức thì nhằm tạo niềm tin cho khách hàng, thường là trộn các thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh. Việc sử dụng cao hổ được pha thuốc phiện, thuốc kháng viêm rất nguy hại, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng nghiện vô thức, dùng thì thấy khỏe, hưng phấn nhưng không dùng thì cơ thể có cảm giác mệt mỏi, suy nhược. Càng sử dụng cao hổ pha thuốc phiện, liều dùng của người sử dụng gia tăng theo thời gian, dần dà họ có nguy cơ trở thành con nghiện<ref name="source8"/><ref>{{chú thích web | url = http://nld.com.vn/kinh-te/cao-ho-cot-it--thuoc-phien-nhieu-20130507033958648.htm | tiêu đề = Cao hổ: cốt ít, thuốc phiện nhiều | author = | ngày = | ngày truy cập = 22 tháng 6 năm 2015 | nơi xuất bản = [[Người lao động (báo)|Người Lao Độngđộng]] | ngôn ngữ = }}</ref>
* Dùng bột xương hoặc các loại cao thực vật trộn lẫn với cao hổ cốt để tạo ra những miếng cao có màu sắc hấp dẫn, mềm quánh và có tỷ trọng lớn hơn cao hổ thật.
Bằng cảm quan, rất khó phân biệt đâu là cao hổ thật và đâu là cao hổ giả.