Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận đồn Kiên Giang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (4) using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: NXB → Nhà xuất bản, Nxb → Nhà xuất bản (2) using AWB
Dòng 35:
 
Tác giả Alfred Schreiner thuật trận đánh đồn Kiên Giang như sau:
:''Đồn Rạch Giá bị tấn công lúc 4 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868. Trung úy hải quân kiêm thanh tra địa phương, người ở đây gọi là Chánh Phèn, vì bộ râu vàng hoe, là một trong những người bị giết trước tiên. Trung úy Sauterne chỉ huy đồn lính bị giết chết sau một chập chống trả mãnh liệt. Đồn này gồm 30 người, ngủ say cạnh những khẩu súng của họ đều bị hạ sát. Khoảng 12 người họp lại mở vòng vây chạy tản mác vào làng. Vì lạ người lạ cảnh, họ bị giết lần lượt bằng chĩa ba, chỉ trừ Duplessis, tên này chạy trốn trong lùm bụi và được một ông lão và một người đàn bà Việt Nam cho ăn. Một viên chủ của sở thâu thuế tự vệ một lúc lâu bằng súng, cuối cùng cũng bị hạ sát với đứa con gái và đứa con trai nhỏ. Mấy tên thông ngôn và viên chức Việt nam làm việc cho người Pháp bị bắt và bị giết vừa lúc quân Pháp vừa lúc quân Pháp trở lại (phản công). Lúc Pháp tái chiếm Rạch Giá, những người Cao Miên quanh vùng dẫn tên Duplessis cho Thiếu tá Ausart và bắt đầu lục soát tìm bắt nghĩa quân...<ref>Alfred Schreiner, ''Abrégéde I’histoire D’ An nam'', 2è Éd. [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]], 1906. Dẫn theo sách ''Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực'' (NxbNhà xuất bản QĐND, 2008, tr. 142).</ref>
===Bị phản công===
[[Tập tin:Nồi đồng.jpg|nhỏ|phải|180px|Nồi đồng dùng để nấu ăn và vũ khí tự tạo của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã sử dụng tại Ba Trại, Hòn Chông.]]
Hai ngày sau (ngày 18 tháng năm 1868), Bộ chỉ huy Pháp ở [[Mỹ Tho]] mới nhận được tin dữ, liền cử Thiếu tá hải quân A. Léonard Ausart mang quân từ [[Vĩnh Long]] sang tiếp cứu. Trong đội quân này, có Đại úy Dismuratin, chỉ huy một phân đội lính thủy đánh bộ, Trung úy Taradel chỉ huy phân đội lính mã tà. Ngoài ra còn có Trung úy Hải quân Richard, [[Trần Bá Lộc|Tổng đốc Lộc]], [[Tổng Đốc Phương]]<ref>Căn cứ hồ sơ cá nhân của Lãnh Binh Tấn và [[Trần Bá Lộc]] còn lưu giữ tại kho lưu trữ Trung ương II tại [[Thành phố Hồ Chí Minh]]; trong đó có bản quyết định khen thưởng [[Bắc Đẩu Bội tinh|Bắc đẩu bội tinh]] và phong chức lãnh binh cho Tấn (S.L 2754. Dossier individuel le Huynh Van Tan, lanh binh à Go Công) và quyết định số 803 ký ngày 15 tháng 8 năm 1868 của Đô đốc toàn quyền Nam kỳ G. Ohier, thăng chức Đốc phủ sứ cho Trần Bá Lộc, và bản thông báo số 532 cũng do Đô đốc này ký để báo cho Lộc biết quyết định của Bộ trưởng hải quân Pháp tặng thưởng cho Lộc huy chương danh dự hạng I.(S.L 311. Dossier individuel le M. Loc (Tran Ba)); thì cả hai ông này đều được Pháp khen thưởng vì có công trong việc "tiểu trừ bọn phản loạn ở Rạch Giá" (ý chỉ cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Trung Trực lãnh đạo). Theo Nguyễn Nghị, thì hồ sơ Đỗ Hữu Phương nơi kho lưu trữ trên, cũng đã kể lể dài dòng việc ông này đã tham gia cuộc hành quân tái chiếm Rạch Giá (''Nguyễn Trung Trực qua một số tư liệu của Pháp'', Nam Bộ - xưa và nay, NXBNhà xuất bản TP. HCM và tạp chí Xưa và Nay, năm 2005, tr.252)</ref> đi theo làm phụ tá...
 
Đến ngày 21, đoàn quân trên theo [[kênh Thoại Hà]], mặc dù có cản ở Ba Bần và Trà Kên do lực lượng [[Trần Văn Thành]] cùng đông đảo người dân [[Núi Sập]] thiết lập, nhưng họ vẫn tiến đến Sọc Suông (nay thuộc xã Tân Hội, huyện [[Tân Hiệp]], [[Kiên Giang]]). Dọc đường, nhiều lần nghĩa quân ra sức đã chống ngăn, nhưng trước vũ khí quá mạnh của đối phương, Nguyễn Trung Trực đành phải cho quân rút vào đồn Rạch Giá, rồi rút tiếp ra Hòn Chông ([[Kiên Lương]]). Một số nghĩa quân theo không kịp, chạy trốn tản mác tại Rạch Giông (cách chợ Rạch Giá khoảng 3 [[kilômét|km]]) và Rạch Kim Quy (nay thuộc xã Vân Khánh Đông, huyện [[An Minh]], Kiên Giang). Ngay sau khi tái chiếm đồn, A. Léonard Ausart liền sai lính đi tìm bắt các nghĩa quân đang lẩn trốn...
Dòng 45:
===Thiệt hại===
Sau trận đồn Rạch Giá, hai bên đã bị thiệt hại như sau:
*Về phía Pháp có 5 sĩ quan Pháp, trong số đó có Chủ tỉnh là tham biện Chánh Phèn<ref>Chủ tỉnh Chánh Phèn, không rõ tên, chỉ biết ông là một Trung úy hải quân, và là Chủ tỉnh đầu tiên của Kiên Giang. Vì râu ông có màu phèn, nên người dân gọi ông bằng cái tên như vậy. Trong sách ''Lịch sử khẩn hoang miền Nam'' (NxbNhà xuất bản Văn nghệ TP. HCM, 1994, tr. 201) có đoạn: ''Vĩnh Long mất, Hà Tiên lại mất, thực dân chiếm huyện Kiên Giang không tốn một phát đạn. Viên tham biện đầu tiên là "Luro" (hay Albert Lorin). Paulin Vial (Giám đốc Sở Nội vụ) đến Rạch Giá thanh tra nhưng năm sau Nguyễn Trung Trực đánh một trận thần tình, giết gần trọn người Pháp vừa lính vừa viên chức ở tỉnh lỵ này (16 tháng 6 năm 1868). Nhưng chưa biết cái tên Albert Lorin mà nhà văn Sơn Nam đã nói đến, có phải là tên thật của Chánh phèn hay không.</ref>, 67 lính (gồm người Pháp & người Việt) bị giết chết. Bị nghĩa quân đoạt mất khoảng trăm khẩu súng đủ loại cùng nhiều đạn dược.<ref>Số liệu chép theo sách ''Lược sử Đình Vĩnh Hòa Hiệp'', do Ban Bảo vệ di tích Lịch sử - Văn hóa đình Đình Vĩnh Hòa Hiệp, xuất bản 2008, tr. 24.</ref>
Nhưng cái thiệt hại to lớn hơn cả, đó là lần đầu tiên, lực lượng nghĩa quân Việt đã chủ động đến đánh thực dân Pháp ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh.
Cho nên, khi nhận tin Chủ tỉnh Rạch Giá cùng vài sĩ quan khác bị giết ngay tại trận, George Diirrwell đã gọi đây là ''một sự kiện bi thảm'' (un événement tragique).<ref name="a" />