Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Trung Hoa Dân Quốc thế kỷ 21: sửa chính tả 2, replaced: Quốc Hội → Quốc hội using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: Tổng Thống → Tổng thống, Cộng Sản → Cộng sản (2), Quốc Hội → Quốc hội, Châu Âu → châu Âu (2), Châu Á → châu Á (3) using AWB
Dòng 4:
|conventional_long_name = Trung Hoa Dân Quốc
|common_name = Trung Quốc
|continent = Châuchâu Á
|region = <!-- Reserved for generating categories on subregions of continents -->
|country = Trung Quốc
Dòng 125:
'''[[Trung Hoa Dân Quốc]]''' ([[chữ Hán]]: 中華民國; [[Phiên âm Hán ngữ|bính âm]]: ''Zhōnghuá Mínguó'') là một chính thể tiếp nối sau triều đình [[nhà Thanh]] năm [[1912]], chấm dứt hơn 2.000 năm [[phong kiến]] Trung Quốc. Đây là chính thể cộng hòa hiện đại đầu tiên của [[Trung Quốc]] và từng lãnh đạo toàn bộ đất nước Trung Quốc trên danh nghĩa từ [[1911]]-[[1949]] và lãnh đạo vùng lãnh thổ [[Đài Loan]] từ 1949 đến nay. "Dân quốc" là cách dịch tên gọi thể chế [[cộng hòa]] sang [[Chữ Hán|Trung văn]] từ các tiếng [[châu Âu]] lúc bấy giờ.
 
Sau sự thành công lật đổ chính thể nhà Thanh, nhà nước [[cộng hòa]] non trẻ lập tức rơi vào nguy cơ bị chia rẽ bởi các quân phiệt địa phương cũ (quân phiệt Bắc Dương). Về mặt đối ngoại, chính thể Dân quốc đã dần thu hồi lại được chủ quyền một số vùng lãnh thổ và thoát dần khỏi sức ép của các cường quốc bên ngoài. Vào năm [[1928]], nhà nước cộng hòa trên danh nghĩa được thống nhất dưới quyền lãnh đạo của [[Trung Quốc Quốc Dân Đảng]], và đang ở những giai đoạn [[công nghiệp hóa|công nghiệp hoá]], [[hiện đại hóa]] đầu tiên, tuy nhiên, nó lại rơi vào những cuộc xung đột giữa chính phủ Quốc Dân Đảng, [[Đảng Cộng sản Trung Quốc|Trung Quốc Cộng Sảnsản Đảng]] và những quân phiệt mới (về danh nghĩa là thần phục Quốc dân Đảng) cùng với [[Nhật Bản]]. Đa số các nỗ lực xây dựng quốc gia đều bị ngừng trệ trong cuộc [[chiến tranh Trung-Nhật|kháng chiến]] chống lại Nhật Bản từ năm [[1937]] đến năm [[1945]], và sau này là sự bất hòa giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến việc thành lập chính phủ liên hiệp không bao giờ có thể diễn ra, gây nên cuộc [[nội chiến Trung Quốc]].
 
Một loạt những hành động sai lầm về [[chính trị]], [[kinh tế]] và [[quân sự]] khiến Quốc dân Đảng phải thua trận và chạy sang [[Đài Loan]] năm [[1949]], lập ra một nhà nước độc đảng và tự tuyên bố mình là đại diện hợp pháp duy nhất của toàn bộ Trung Quốc. Tuy nhiên, từ khi công cuộc tự do hóa chính trị bắt đầu vào cuối thập kỷ 1970 tại vùng lãnh thổ Đài Loan, Trung Hoa Dân Quốc đã tự chuyển đổi thành một nhà nước riêng biệt, đa đảng và [[dân chủ đại nghị]].
Dòng 147:
 
===Giai đoạn đầu của nhà nước Cộng hoà===
Ngày [[1 tháng 1]], [[1912]], Tôn Dật Tiên chính thức tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc và lên làm [[Tổng Thốngthống Trung Hoa Dân Quốc|Tổng thống lâm thời]] tại Nam Kinh. Nhưng quyền lực ở [[Bắc Kinh]] đã rơi vào tay [[Viên Thế Khải]], người đã kiểm soát được toàn bộ [[Bắc Dương quân]], lực lượng quân sự mạnh nhất ở Trung Quốc thời đó. Để ngăn chặn [[nội chiến]] và những can thiệp có thể xảy ra từ phía bên ngoài gây phương hại cho nhà nước Cộng hòa non trẻ, Tôn Dật Tiên đồng ý với đề xuất của Viên Thế Khải về việc thống nhất đất nước dưới quyền kiểm soát của một chính phủ do Viên Thế Khải cầm đầu. Ngày [[10 tháng 3]] tại Bắc Kinh, Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức trở thành Tổng thống lâm thời thứ hai của Trung Hoa Dân Quốc.
 
[[Tập tin:Chinese republic forever.jpg|nhỏ|270px|Một áp phích kỷ niệm vị Tổng thống vĩnh viễn của Trung Hoa Dân Quốc [[Viên Thế Khải]] và Tổng thống lâm thời của nhà nước Cộng hoà [[Tôn Dật Tiên]].]]
Dòng 219:
Từ năm [[1901]] đến [[1937]], [[Quân đội Hoa Kỳ]] duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ ở Trung Quốc nhằm đảm bảo các quyền lợi thương mại tại [[Viễn Đông]] và đảm bảo một liên minh với Trung Hoa Dân Quốc, sau nhiều rắc rối ngoại giao với Đế chế Trung Quốc. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tăng rồi lại giảm, giai đoạn nồng ấm kế tiếp ngay bằng những cuộc biểu tình bạo lực chống Mỹ.
 
Trong thập kỷ 1920 và 1930, [[Hạm đội Châuchâu Á Hoa Kỳ|Hạm đội Châuchâu Á]] của [[Hải quân Hoa Kỳ]] có căn cứ tại Trung Quốc, và hình ảnh cổ điển về người "Thủy thủ Trung Hoa" đã phát triển, khi một số lượng lớn thành viên Hải quân Hoa Kỳ đóng quân tại Trung Quốc trong 10-12 năm và sau khi về hưu vẫn tiếp tục sống tại đó. Bộ phim kinh điển ''[[The Sand Pebbles (film)|The Sand Pebbles]]'' đã kịch hóa cuộc sống của những [[thủy thủ]] Trung Hoa.
 
Quân đội Hoa Kỳ cũng đưa ra nhiều giải thưởng và huân huy chương ghi nhận công lao của những người lính đã thực hiện nghĩa vụ tại Trung Quốc. [[China Service Medal]], [[China Campaign Medal]], [[Yangtze Service Medal]], và [[China Relief Expedition Medal]] đều là những huy chương quân sự thường thấy trên ngực áo của những người lính đã phục vụ tại đây.
Dòng 231:
Rất ít [[người Hoa|người Trung Quốc]] có ảo tưởng về những kế hoạch của [[Nhật Bản]] tại đất nước mình. Thiếu [[nguyên vật liệu|nguyên liệu]] thô và sức ép từ sự gia tăng dân số, Nhật Bản ban đầu chiếm [[Mãn Châu]] vào tháng 9, [[1931]] và đưa vị vua cũ của nhà Thanh, [[Phổ Nghi]], lên làm lãnh đạo một [[chính phủ bù nhìn]] có tên là [[Mãn Châu quốc|Mãn Châu Quốc]] vào năm [[1932]]. Việc mất Mãn Châu và những tiềm năng to lớn của nó cho phát triển công nghiệp cũng như các công nghiệp quốc phòng là một cú đánh đối với nền kinh tế Quốc Dân Đảng. [[Hội Quốc Liên]], tiền thân của tổ chức [[Liên Hiệp Quốc]], được thành lập từ cuối [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]] không thể có hành động gì ngăn cản mưu đồ của Nhật. Nhật Bản bắt đầu tiến từ phía Nam [[Vạn Lý Trường Thành]] lên phía Bắc Trung Quốc. Tất nhiên, người Trung Quốc rất tức giận Nhật Bản nhưng họ cũng bất mãn với chính phủ Trung Hoa Dân quốc, khi ấy chỉ lo chống Cộng sản mà bỏ quên kẻ xâm lược Nhật Bản. Việc đặt nặng tầm quan trọng của "sự thống nhất bên trong quan trọng hơn mối nguy hiểm từ bên ngoài" thể hiện rõ nhất vào tháng 12 năm [[1936]], khi Tưởng Giới Thạch, trong một sự kiện được gọi là [[sự biến Tây An]] đã bị thuộc tướng của mình là [[Trương Học Lương]] bắt cóc và buộc phải đồng ý liên minh với những người Cộng sản chống lại Nhật Bản, coi đó là điều kiện trả tự do.
 
Cuộc kháng chiến của Trung Quốc được củng cố thêm sau ngày [[7 tháng 7]], [[1937]], khi một cuộc đụng độ xảy ra giữa quân đội Trung Quốc và quân đội Nhật Bản bên ngoài Bắc Kinh (khi ấy được đổi tên thành [[Bắc Bình]]) gần [[Cầu Lư Câu|Cầu Marco Polo]] tức cầu Lư Câu (người Hoa gọi là "[[sự kiện Lư Câu Kiều|vụ Lư Câu Kiều]]"). Vụ rắc rối này không chỉ đánh dấu sự khởi đầu, dù không tuyên bố, của cuộc chiến giữa Hoa và Nhật mà còn khiến việc thông báo chính thức thành lập [[Quốc-Cộng hợp tác|Mặt trận thống nhất thứ hai Quốc Dân Đảng-Cộng Sảnsản Đảng]] chống lại Nhật Bản diễn ra sớm hơn. [[Thượng Hải]] mất sau một [[Trận Thượng Hải (1937)|trận chiến ba tháng]] kết thúc với những tổn thất nghiêm trọng của hải quân và [[quân đội Nhật Bản]]. Thủ đô [[Nam Kinh]] thất thủ tháng 12 năm 1937. Tiếp theo là hàng loạt các cuộc [[thảm sát]] và [[hiếp dâm|hãm hiếp]] thường dân trong cuộc [[Thảm sát Nam Kinh]].
 
Sự hợp tác giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản diễn ra tạo điều kiện thuận lợi cho những nhóm Cộng sản đang bị bao vây bởi cả hai thế lực Quốc Dân Đảng - [[Đế quốc Nhật Bản|Đế quốc Nhật]] khi đó. Tuy nhiên, sự thiếu tin tưởng giữa hai bên hầu như chưa thay đổi. Liên minh này bắt đầu tan vỡ từ cuối năm [[1938]], dù Nhật Bản đã giành được và củng cố vững chắc nhiều vùng lãnh thổ ở phía Bắc Trung Quốc và vùng Đồng bằng [[trường Giang|sông Dương Tử]] màu mỡ ở Trung Nguyên. Sau năm [[1940]], những cuộc xung đột giữa Quốc Dân Đảng và Cộng sản Đảng ngày càng trở nên thường xuyên và gay gắt tại những vùng không thuộc quyền kiểm soát của Nhật. Đảng Cộng sản mở rộng ảnh hưởng của mình ở bất cứ cơ hội nào có thể và thể hiện mình là những tổ chức to lớn với cách quản lý hành chính hiện đại, cùng với những cải cách ruộng đất và thuế má khiến nông dân ùn ùn theo họ; trong khi Quốc Dân Đảng tìm cách kiểm soát và ngăn cản sự mở rộng ảnh hưởng của Đảng Cộng sản.
Dòng 273:
[[Tưởng Kinh Quốc]], con trai và là người kế tục [[Tưởng Giới Thạch]] đã tự do hóa hệ thống chính trị đất nước. Các sự kiện như vụ [[Bạo loạn Cao Hùng]] năm [[1979]] càng minh chứng cho sự cần thiết phải thay đổi và các tổ chức như [[Ân xá Quốc tế|Ân xá quốc tế]] kêu gọi một chiến dịch phản đối chính phủ và Tổng thống Tưởng Kinh Quốc. Năm [[1986]], [[Đảng Dân chủ Tiến bộ (Đài Loan)|Dân chủ Tiến bộ Đảng]] (DPP) ra đời với tư cách đảng đối lập đầu tiên tại Trung Hoa Dân Quốc trước Quốc Dân Đảng. Một năm sau Tưởng Kinh Quốc bãi bỏ [[thiết quân luật]]. Tưởng Kinh Quốc lựa chọn [[Lý Đăng Huy]], một nhà kỹ trị người Đài Loan làm Phó tổng thống. Hành động này cùng nhiều cải cách khác khiến những người gốc Đài Loan có nhiều quyền lực hơn và tư tưởng chống Quốc Dân Đảng đã có phần dịu bớt.
 
Sau cái chết của Tưởng Kinh Quốc năm [[1988]], Tổng thống tiếp theo, Lý Đăng Huy tiếp tục giao thêm quyền quản lý chính phủ cho những người gốc Đài Loan và dân chủ hóa chính phủ. Dưới thời Lý Đăng Huy, Đài Loan trải qua một quá trình [[Phong trào địa phương hóa Đài Loan|địa phương hoá]] trong đó văn hóa và lịch sử địa phương được thúc đẩy phát triển hơn trên quan điểm một nước Trung Hoa toàn diện. Những cuộc cải cách của Lý Đăng Huy gồm cả việc phát hành tiền giấy từ Ngân hàng Trung ương chứ không phải Ngân hàng Tỉnh Đài Loan và làm tê liệt [[Tỉnh Đài Loan|Chính phủ cấp tỉnh Đài Loan]] (ví dụ, tước đa số quyền lực của chính phủ cấp tỉnh và trao những quyền đó cho chính phủ trung ương hay chính phủ địa phương). Thời gian này, những thành viên cũ của [[Viện Lập pháp]] và [[Quốc hội Trung Hoa Dân Quốc|Quốc Hộihội]], được bầu năm [[1947]] để đại diện cho những hiến pháp ở lục địa, bị buộc phải giải tán năm [[1991]]. Những hạn chế việc sử dụng [[tiếng Phúc Kiến Đài Loan|tiếng Đài Loan]] trên các phương tiện truyền thông và trong trường học cũng được bãi bỏ.
 
Tuy nhiên, Lý Đăng Huy không thành công trong việc xóa bỏ tham nhũng vốn đã phát triển mạnh từ thời cầm quyền độc tài của Quốc Dân Đảng. Nhiều người trung thành với Quốc Dân Đảng cảm thấy Lý Đăng Huy đang phản bội lại Trung Hoa Dân Quốc bằng cách đưa những cuộc cải cách đi quá xa, trong khi những người gốc Đài Loan cho rằng chúng vẫn còn chưa đủ.
Dòng 291:
Trong cuộc bầu cử lập pháp tổ chức ngày [[8 tháng 12]], [[2004]], Liên minh Toàn Lam Quốc Dân Đảng - Thân Dân Đảng thắng cử với đa số mong manh nhưng cũng đủ khiến Tổng thống Trần Thủy Biển phải từ chức Chủ tịch Đảng Dân Tiến. Chính phủ của Thủ tướng [[Du Tích Khôn]] từ chức, và [[Tạ Trường Đình]] lên nắm quyền ngày [[25 tháng 1]], [[2005]].
 
Trong một động thái mà một số người coi là phản ứng trước việc Trần Thủy Biển được tái cử, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa ra một dự luật [[Luật khuyến khích thống nhất quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (dự luật)|luật chống ly khai]] cho phép sử dụng vũ lực với Đài Loan và chính phủ Trung Hoa Dân Quốc nếu họ chính thức tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, luật này gặp phải sự phản đối rộng rãi từ hầu như mọi đảng phái chính trị và những nhân vật nổi tiếng tại Trung Hoa Dân Quốc cũng như từ các nước Phương Tây. Những cuộc đàm phán diễn ra trong tháng 1 tại [[Ma Cao]] giữa các quan chức hàng không hai bên dẫn tới thỏa thuận cho phép các chuyến bay thẳng qua eo biển giữa Trung Hoa đại lục và Đài Loan trong dịp Tết Nguyên Đán. Trong một loạt những sự kiện có tính đột phá, Tổng thống Trần Thủy Biển và Chủ tịch Đảng Thân Dân Tống Sở Du đã có cuộc gặp gỡ với nhau và vị tổng thống ngả theo chiều hướng độc lập đã nói rằng việc thống nhất với Đại lục cũng có thể là một ý kiến xem xét. Phản đối lại dự luật chống ly khai của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tổng thống Trần Thủy Biển đã tham gia một cuộc hội thảo qua truyền hình với [[Nghị viện châu Âu|Nghị viện Châu Âu]] ở [[Bruxelles|Brussels]] thúc giục [[Liên minh châu Âu|Liên minh Châu Âu]] không dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
 
Chính trị trong nước ở thời cầm quyền của Tổng thống Trần Thủy Biển hoàn toàn bế tắc khi Quốc Dân Đảng cùng Thân Dân Đảng nắm Liên Minh Toàn Lục đa số trong quốc hội. Những vấn đề không thể hoàn thành ở thời kỳ này vì sự bế tắc chính trị là dự định mua các loại vũ khí hiện đại để tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Hoa Dân Quốc như, máy bay chống tàu ngầm [[P-3 Orion]] từ chính phủ Mỹ, vấn đề cải cách luật pháp ngân hàng giúp củng cố nhiều ngân hàng trong nước bởi không một ngân hàng chiếm tới 10% thị phần trong nước. Cũng cần lưu ý rằng [[tổng thống Trung Hoa Dân Quốc]], không giống như [[tổng thống Hoa Kỳ]], không có quyền phủ quyết, khiến ông ta không có được một con bài cần thiết khi đàm phán với nhánh lập pháp đối lập, không cần biết nghị viện đó chiếm đa số mong manh tới mức nào.