Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bố ơi! Mình đi đâu thế? (chương trình truyền hình Việt Nam)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bố ơi! Mình đi đâu thế?
n sửa chính tả 3, replaced: với với → với, Đại Hội → Đại hội using AWB
Dòng 62:
 
== Các ca khúc trong chương trình ==
- Mình đi đâu thế, bố ơi!
 
<u>Sáng tác:</u> Hoàng Bách.
Dòng 85:
Trong chương trình ngày 10/10/2015, với trải nghiệm ở đảo Kim Cương, luật chơi của chương trình quy định: Cặp bố con nào thua ở Vòng xoay kim cương sẽ phải xuống "Hồ tự kỷ" và bị các cặp bố con khác trêu chọc và đây là một hình phạt dành cho đội thua cuộc. Việc này được cho là báng bổ, xúc phạm đến người tự kỷ và đã gây ra luồng ý kiến phản đối.
Theo báo VTC News, Trên trang Facebook của Mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam, đại diện cơ quan này đã cho rằng chương trình đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển và nhân cách của các bé đang bị tự kỷ.
Báo này cũng trích dẫn ý kiến của bà Trần Hoa Mai - Phó chủ tịch Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam: ''"Tự kỷ là một khuyết tật phát triển, điều đó đã được Đại Hộihội đồng Liên Hiệp Quốc khẳng định trong Nghị quyết 62/139 năm 2007. Liên hợp quốc cũng khuyến nghị các quốc gia quan tâm đến vấn đề tự kỷ và lấy ngày 2.4 là Ngày Thế giới Nhận thức Chứng tự kỷ. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đang hướng tới nhận thức đúng và chia sẻ với người tự kỷ và gia đình của họ bằng nhiều chính sách, hành động tích cực và sự ra đời của VAN là một trong những hành động đó.''
''Nội dung của chương trình "Bố ơi, mình đi đâu thế" đã vô tình tạo ra nhận thức sai về tự kỷ, cổ vũ cách dùng từ tự kỷ để chỉ trạng thái cô độc, lập dị, và cũng vô tình tạo ra định kiến không hay về khuyết tật tự kỷ. Điều này không phù hợp với với những giá trị nhân văn mà tất cả chúng ta đều hướng tới, nó cũng trái với khuyến nghị nói trên của Liên hợp quốc.''
''Đồng thời, chúng tôi băn khoăn về giá trị giáo dục của chương trình, vì qua đây con trẻ không được giáo dục về ý thức cảm thông và chia sẻ vời người khuyết tật"''.<ref>{{Chú thích web|url = http://vtc.vn/bo-oi-minh-di-dau-the-bi-phan-ung-vi-xuc-pham-tre-tu-ky.13.576322.htm|title = 'Bố ơi, mình đi đâu thế?' bị phản ứng vì xúc phạm trẻ tự kỷ - VTC News}}</ref>
 
Còn theo báo Thể thao & Văn hóa ([[Thông tấn xã Việt Nam|TTXVN]]), Trong tập 18, có lúc cả người lớn và trẻ con cùng nhảy lên hô “hố tự kỷ, hố tự kỷ” với mong muốn một gia đình nào đó quay trúng ô này. Vì chương trình thiết kế trò chơi như vậy, nên người chơi không thể không nhắc đến "hố tự kỷ". Mật độ từ “tự kỷ” xuất hiện dày đặc trong tập này. <ref>{{Chú thích web|url = http://m.thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/ho-tu-ky-trong-bo-oi-minh-di-dau-the-va-su-vo-tam-cua-truyen-hinh-thuc-te-n20151016172511261.htm|title = Bố ơi! Mình đi đâu thế? và sự vô tâm của Truyền hình thực tế - TTVH}}</ref>
 
Báo Đời sống thì trích ý kiến của các bố (người chơi chương trình) cho biết: ''"Họ bất ngờ trước thông tin trên và cho biết sự cố đó không thuộc thẩm quyền của người chơi."'' Báo này cũng trích 2 ý kiến của ThS Phan Hồ Điệp - giảng viên Khoa Giáo dục đặc biệt của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Bà Điệp chia sẻ, ''“Bố ơi, mình đi đâu thế?” là chương trình yêu thích của bà. Hầu như tuần nào bà cũng chờ xem vì thích sự hồn nhiên và dễ thương của những em nhỏ. Tuy nhiên, khi xem tập 18, bản thân bà cũng bị gợn gợn khi các bố và các con nhắc đến “hố tự kỷ”. “Thực ra, theo tôi nghĩ, tự kỷ theo như suy nghĩ của người làm chương trình là hình thức làm một việc gì đó một mình, đơn độc. Tuy nhiên nó cũng trùng với việc chỉ tên một loại khuyết tật phát triển vì thế có thể gây hiểu nhầm. Nhất là khi lại cho tự kỷ là một hình phạt. Mặc dù vậy, chương trình vẫn diễn ra rất vui, người xem cũng bị cuốn theo sự hồn nhiên của các bạn nhỏ nên cũng dễ tha thứ”''.