Khác biệt giữa bản sửa đổi của “North Carolina (lớp thiết giáp hạm)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎''Washington'': sửa chính tả 3, replaced: Châu Âu → châu Âu using AWB
n →‎Bối cảnh: sửa chính tả 3, replaced: Hội Nghị → Hội nghị using AWB
Dòng 57:
Sau khi [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Chiến tranh Thế giới thứ nhất]] kết thúc, hải quân nhiều nước trên thế giới vẫn tiếp tục hoặc phát triển thêm các chương trình chế tạo tàu chiến vốn đã bắt đầu trước khi xảy ra cuộc xung đột. Chương trình phát triển hải quân 1916 của Hoa Kỳ đã đặt hàng sáu [[tàu chiến-tuần dương]] thuộc [[Lexington (lớp tàu chiến-tuần dương)|lớp ''Lexington'']] và năm thiết giáp hạm [[South Dakota (lớp thiết giáp hạm) (1920)|lớp ''South Dakota'']]; và đến [[tháng mười hai|tháng 12]] năm [[1918]], Chính phủ của Tổng thống [[Woodrow Wilson]] đề nghị bổ sung thêm mười thiết giáp hạm và sáu tàu chiến-tuần dương vào số lượng này. Đề nghị 1919-1920 của [[Ủy ban Tướng lĩnh Hải quân Hoa Kỳ|Ủy ban Tướng lĩnh]] dự định sở hữu một số lượng ít hơn, nhưng vẫn lớn đáng kể, cho sự phát triển sau kế hoạch năm 1916: hai thiết giáp hạm cùng một tàu chiến-tuần dương cho [[năm tài chính|tài khóa]] 1921; và ba thiết giáp hạm, một tàu chiến-tuần dương, bốn [[tàu sân bay]] và 30 [[tàu khu trục]] cho các tài khóa từ năm 1922 đến năm 1924. Anh Quốc cũng đang trong những thủ tục cuối cùng để đặt hàng tám tàu chiến thuộc các [[G3 (lớp tàu chiến-tuần dương)|lớp tàu chiến-tuần dương ''G3'']] với lườn tàu đầu tiên được đặt vào năm [[1921]], và [[N3 (lớp thiết giáp hạm)|lớp thiết giáp hạm ''N3'']] sẽ được đặt lườn vào năm [[1922]]. [[Đế quốc Nhật Bản]], cho đến năm [[1920]], dự định xây dựng một [[Hạm đội 8-8]] với các lớp ''[[Nagato (lớp thiết giáp hạm)|Nagato]]'', ''[[Tosa (lớp thiết giáp hạm)|Tosa]]'', ''[[Amagi (lớp tàu chiến-tuần dương)|Amagi]]'', ''[[Kii (lớp thiết giáp hạm)|Kii]]'' và ''[[Số 13 (lớp thiết giáp hạm)|Số 13]]''. Hai chiếc trong số các thiết kế trên sẽ được đặt lườn mỗi năm cho đến năm [[1928]].<ref>{{Harvnb|Friedman|1985|p=181-182}}</ref>
 
Với chi phí khổng lồ liên quan đến những chương trình này, nhiều áp lực đòi hỏi phải bắt đầu các cuộc hội nghị giải trừ quân bị. Vào ngày [[8 tháng 7]] năm [[1921]], [[Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ]] [[Charles Evans Hughes]] đã thực hiện như vậy khi ông mời đại biểu của các cường quốc hải quân: Pháp, Ý, Nhật và Anh cùng gặp gỡ tại [[Washington, D.C.]] để thảo luận với hy vọng chấm dứt được cuộc chạy đua vũ trang hải quân. [[Hội Nghịnghị Hải quân Washington]] tiếp theo sau đó đã đưa đến kết quả của [[Hiệp ước Hải quân Washington]]. Cùng với các thỏa thuận khác, Hiệp ước này giới hạn [[trọng lượng choán nước]] của mọi thiết giáp hạm trong tương lai ở mức {{convert|35000|LT|t}} và cỡ nòng pháo tối đa là {{convert|16|in|mm|0}}. Năm cường quốc này cũng thỏa thuận không đóng mới tàu chiến chủ lực trong vòng mười năm tiếp theo, và chỉ đóng mới thay thế những chiếc cũ được phép giữ lại khi chúng có tuổi phục vụ ít nhất là hai mươi năm.<ref>{{Harvnb|Friedman|1985|p=182}}</ref><ref>{{Harvnb|Garzke|1976|p=3, 6}}</ref>
 
[[Hiệp ước Hải quân London thứ hai]], trong khi thay thế những thỏa thuận vào năm [[1922]], vẫn giữ lại hầu hết các giới hạn tương tự, ngoại trừ giới hạn cỡ nòng pháo tối đa trên tàu chiến mới là {{convert|14|in|mm|0}}. Các hiệp ước này đã có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thiết kế lớp ''North Carolina'', một chặng đường thử thách dài nhằm tìm cách tích hợp mọi thứ được xem là cần thiết trong khi vẫn giữ trọng lượng choán nước ở dưới mức giới hạn 35.000 tấn.<ref>{{Harvnb|Friedman|1985|p=243}}</ref>