Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học Marx-Lenin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 42.114.157.213 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Phương Huy
n sửa chính tả 3, replaced: NXB → Nhà xuất bản (2), Nxb → Nhà xuất bản using AWB
Dòng 17:
 
* Thứ hai, các nguyên lí của phép biện chứng trong hệ thống triết học Hegel đã được cải tạo và xây dựng lại trên lập trường duy vật. Theo các nguyên lí đó:
# Theo định nghĩa của Lenin, vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh và nó tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Mỗi kết cấu vật chất có muôn vàn mối liên hệ qua lại với các sự vật, hiện tượng, quá trình khác của hiện thực.<ref>Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị-hành chính: Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2014, trang 10</ref><ref>V.I. Lenin: Toàn tập, NXBNhà xuất bản Tiến bộ, M, 1980, tập 18, trang 151</ref>
# Tất cả các sự vật cũng như sự phản ánh của chúng trong óc con người đều ở trong trạng thái biến đổi phát triển không ngừng. Nguồn gốc của sự phát triển đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ở ngay trong lòng sự vật. Phương thức của sự phát triển đó là sự chuyển hoá những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại. Còn chiều hướng của sự phát triển này là sự vận động tiến lên theo đường xoáy trôn ốc chứ không phải theo đường thẳng.
: Nội dung của hai nguyên lí trên đây được thể hiện trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật (''quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; quy luật về sự chuyển hoá những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại; quy luật phủ định cái phủ định'') và trong hàng loạt quy luật về mối quan hệ qua lại biện chứng giữa ''cái chung và cái riêng'', ''nguyên nhân và kết quả'', ''tất nhiên và ngẫu nhiên'', ''nội dung và hình thức'', ''bản chất và hiện tượng'', ''khả năng và hiện thực'', v.v...
# Triết học Mác - Lênin còn bao gồm lí luận nhận thức và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nhận thức là sự phản ánh giới tự nhiên bởi con người, nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn toàn, mà là một quá trình nhờ đó tư duy mãi mãi và không ngừng tiến đến gần khách thể. Sự tiến đến gần đó diễn ra theo con đường mà Lênin đã tổng kết: "''Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức thực tại khách quan''". Cơ sở, động lực và mục đích của toàn bộ quá trình này là thực tiễn. Thực tiễn cũng đồng thời là tiêu chuẩn của chân lí.
: Triết học Mác - Lênin không chỉ dừng lại ở những quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên mà còn mở rộng những quan điểm đó vào việc nhận thức xã hội và nhờ đó thế giới quan duy vật biện chứng trở thành toàn diện và triệt để. Áp dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng vào nghiên cứu xã hội, Mác đã đưa ra được quan niệm duy vật về lịch sử, chỉ ra con đường nghiên cứu những quy luật của sự phát triển xã hội, sự phát triển đó, cũng như sự phát triển của tự nhiên, không phải do ý muốn chủ quan mà do những quy luật khách quan quyết định. Sự ra đời của Triết học Mác - Lênin đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu lịch sử và đời sống xã hội thực sự có tính chất khoa học.
# Theo Mác: "''Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lại chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ.''".<ref>Mác, Ăngghen toàn tập, tập 13, NxbNhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1993, trang 15</ref> Tồn tại xã hội của con người trước hết là phương thức sản xuất của cải vật chất xã hội. Đó là nhân tố, xét đến cùng, quyết định toàn bộ đời sống của xã hội, quyết định sự phát triển của xã hội. Ý thức xã hội không có gì khác hơn là sự phản ánh tồn tại xã hội. Trong khi khẳng định nguyên lí tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, Triết học Mác - Lênin cũng thừa nhận tính độc lập tương đối trong sự phát triển của ý thức xã hội và vai trò tích cực của tư tưởng, lí luận tiên tiến trong sự phát triển của xã hội.
 
Với những quan điểm triết học nêu trên, khi nghiên cứu Kinh tế Chính trị học Marx nhận thấy trong quá trình sản xuất xã hội, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ - tức là những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực, trên đó xây dựng lên một cấu trúc thượng tầng pháp lí và chính trị, và tương ứng với cơ sở thực tại đó là những hình thái ý thức xã hội nhất định.
Dòng 33:
 
Các nguyên lí của [[chủ nghĩa duy vật]] đã được giải thích một cách [[biện chứng]]. Theo các nguyên lí này, đã giải quyết mối quan hệ giữa [[vật chất]] và [[Ý thức (triết học Marx-Lenin)|ý thức]]. Theo [[Friedrich Engels|Ph.Ăng-ghen]] thì:
{{cquote|''Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại''|||[[Friedrich Engels|Ph.Ăng-ghen]]<ref>Mác, Ăng-ghen tuyển tập, tập VI, NXBNhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1983, trag 372</ref>}}
 
Theo đó "trong thế giới không có gì khác ngoài vật chất đang vận động, và vật chất đang vận động không thể vận động như thế nào khác ngoài vận động trong không gian và [[thời gian]]". Còn ý thức chỉ là sản phẩm của bộ óc con người và là sự phản ánh tự giác, tích cực các sự vật, hiện tượng và quá trình hiện thực của thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Như vậy trong quan hệ giữa vật chất và ý thức, vật chất là cái thứ nhất, cái quyết định và tồn tại độc lập với ý thức, còn ý thức là cái thứ hai, cái có sau. Tuy vậy, ý thức có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của thế giới vật chất ấy.