Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trang Tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n →‎Những lời bình về Trang Tử: sửa chính tả 3, replaced: NXB → Nhà xuất bản using AWB
Dòng 81:
 
== Những lời bình về Trang Tử ==
Sống trong thời kỳ lịch sử có nhiều biến động dữ dội, Trang Tử được coi là nhà tư tưởng lớn về đạo học trong triết học cổ Trung Quốc. Một người "thà chịu kéo lê cái đuôi trong bùn" để giữ nhân cách và bản lĩnh, tâm hồn thanh sạch của mình giữa vô vàn tạp loạn xã hội. Cuộc đời của Trang Tử gắn liền với [[trang Chu mộng hồ điệp|giấc mơ bướm huyền thoại]], gắn với vô số những trùng ngôn, ngụ ngôn sinh động, hấp dẫn. Các học giả khi nghiên cứu về Trang Tử đều cho rằng "khó có thể hiểu và trình bày đầy đủ, hệ thống triết học của ông".<ref name="vanhoa">''Văn hóa và đạo giáo'', tr158, NXBNhà xuất bản Văn hóa, HN 2001.</ref>
 
Tư Mã Thiên viết: "Sách ông viết có hơn mười vạn chữ, đại để đều là ngụ ngôn. Văn ông viết khéo, lời lẽ thứ lớp, chỉ việt tả tài tình để bài bác bọn Nho-Mặc. Đương thời những bậc túc học cũng không sao cãi để gỡ lấy mình cho nổi. Lời văn phóng túng mênh mông, cầu lấy sự ý thích của mình mà thôi. Cho nên các bậc vương công không ai biết nổi ông là người thế nào"<ref name="tumathien">''Sử ký'', Tư Mã Thiên, Văn học, Hà Nội, 1988.</ref> Thanh Hán đời Tống lại cho rằng: "Cần lấy Trang Tử mà giải Trang Tử, tuyệt không tin vào ai, mà dưới cũng không bắt ai theo Trang Tử"<ref name="duycan">''Trang Tử tinh hoa'', tr71, Nguyễn Duy Cần, Khai Trí 1965.</ref>. Đời Thanh, Lâm Tây Trọng quan niệm: "Cần lấy Trang Tử để giải thích Trang Tử, nhưng phải hiểu được cả sở trường Nho-Phật-Đạo mới nên đọc sách này"<ref name="duycan"/>