Khác biệt giữa bản sửa đổi của “HMS Royal Oak (08)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎''Chiến dịch Đặc biệt P'': Cuộc đột kích của ''U-47'': sửa chính tả 2, replaced: bị bị → bị using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: Quốc Xã → Quốc xã (2), Châu Âu → châu Âu using AWB
Dòng 59:
'''HMS ''Royal Oak'' (08)''' là một [[thiết giáp hạm]] thuộc [[Revenge (lớp thiết giáp hạm)|lớp ''Revenge'']] của [[Hải quân Hoàng gia Anh|Hải quân Hoàng gia]] [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]]. Được hạ thủy vào năm [[1914]] và hoàn tất vào năm [[1916]], ''Royal Oak'' tham gia hoạt động lần đầu tiên trong [[trận Jutland]] của [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Chiến tranh Thế giới thứ nhất]]. Trong thời bình, nó từng phục vụ trong các hạm đội [[Hạm đội Đại Tây Dương (Anh Quốc)|Đại Tây Dương]], [[Hạm đội Địa Trung Hải (Anh Quốc)|Địa Trung Hải]] và [[Hạm đội Nhà (Anh Quốc)|Hạm đội Nhà]], và đã hơn một lần chịu đựng tai nạn tấn công nhầm. Con tàu trở nên tâm điểm sự chú ý của toàn thế giới vào năm [[1928]] khi vài sĩ quan cao cấp trên tàu bị xét xử trước [[tòa án quân sự|tòa án binh]] do mâu thuẫn cá nhân. Trong cuộc đời phục vụ kéo dài 25 năm, mọi dự định hiện đại hóa ''Royal Oak'' không thể khắc phục khiếm khuyết căn bản nhất là thiếu tốc độ, và khi [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Chiến tranh Thế giới thứ hai]] nổ ra, nó không còn phù hợp để hoạt động ở tuyến đầu.
 
''Royal Oak'' đang neo đậu trong vịnh [[Scapa Flow]] tại [[Orkney]] thuộc [[Scotland]] khi nó trúng phải [[ngư lôi]] từ [[tàu ngầm]] [[Đức Quốc |Đức]] [[U-47 (tàu ngầm Đức) (1938)|''U-47'']] vào ngày [[14 tháng 10]] năm [[1939]], trở thành chiếc đầu tiên trong số năm thiết giáp hạm và [[tàu chiến-tuần dương]] của Hải quân Hoàng gia bị đánh chìm trong Thế Chiến II. Tổn thất nhân mạng rất nặng nề: trong số thủy thủ đoàn gồm 1.234 người và thiếu sinh quân của ''Royal Oak'', 833 đã thiệt mạng hay tử thương. Ưu thế áp đảo về số lượng của Hải quân Hoàng gia và các nước [[khối Đồng Minh thời Đệ Nhị thế chiến|Đồng Minh]] khiến cho việc mất một cựu binh thời [[Đệ Nhất thế chiến]] ít làm thay đổi cán cân lực lượng hải quân, nhưng ảnh hưởng đáng kể trên tinh thần trong thời chiến. Sự thành công của cuộc đột kích được ăn mừng rộn rã tại Đức, và mang lại vinh quang như một [[anh hùng chiến tranh]] cho vị chỉ huy của chiếc U-boat, Trung tá hải quân [[Günther Prien]], trở thành sĩ quan tàu ngầm đầu tiên của [[Hải quân Đức]] (Kriegsmarine) được tặng thưởng [[Huân chương Chữ thập sắt Hiệp sĩ]]. Đối với người Anh, cuộc đột kích thể hiện khả năng của Đức có thể đem hải chiến đến tận vùng biển nhà, và cú sốc đó khiến phải cấp tốc thay đổi các biện pháp an ninh tại các cảng.
 
Hiện nay đang nằm hầu như lật úp ở độ sâu 30 m và thân tàu chỉ cách mặt nước 5 m, ''Royal Oak'' được chỉ định là một [[Nghĩa trang Chiến tranh Quốc gia]]. Trong một buổi lễ được tổ chức hàng năm đánh dấu ngày mất của con tàu, thợ lặn của Hải quân Hoàng gia đặt một Biểu trưng của Hải quân Hoàng gia dưới nước ở đuôi tàu. Việc tiếp cận xác đắm của con tàu luôn luôn bị ngăn cấm đối với mọi thợ lặn không được cấp phép.
Dòng 164:
Ngày [[17 tháng 10]], [[Bộ trưởng Hải quân Anh Quốc]] [[Winston Churchill]] chính thức thông báo việc mất chiếc ''Royal Oak'' đến [[Hạ nghị viện Anh Quốc|Hạ nghị viện]], trước tiên thừa nhận rằng cuộc đột kích là "một kỳ tích đáng kể của kỹ năng chuyên nghiệp và dũng cảm", nhưng khẳng định sự mất mát không ảnh hưởng đến cán cân lực lượng giữa các thế lực hải quân.<ref>{{chú thích | title = U-Boat Warfare | journal = Hansard Parliamentary Debates, 17 tháng 10 năm 1939}}</ref> Một [[Ủy ban Điều tra]] Bộ Hải quân được triệu tập từ ngày [[18 tháng 10|18]] đến ngày [[24 tháng 10]] để xác định những hoàn cảnh mà cảng Scapa Flow bị xâm nhập. Cùng lúc đó, Hạm đội Nhà được lệnh ở lại các cảng an toàn hơn cho đến khi các vấn đề về an toàn tại đây được giải quyết.<ref>{{chú thích | last = Weaver| title = Nightmare at Scapa Flow, ''Chapter 8: ''Flowers for a Fallen Hero | pages = 112-128}}</ref> Churchill bị buộc phải trả lời những chất vấn của Quốc hội là tại sao ''Royal Oak'' có trên tàu quá nhiều [[thiếu sinh hải quân]],<ref>{{chú thích | title = Boys (Active Service) | url=http://hansard.millbanksystems.com/commons/1939/oct/25/boys-active-service |journal = Hansard Parliamentary Debates, 25 tháng 10 năm 1939}}</ref> mà hầu hết đã bị thiệt mạng. Ông đã bảo vệ cho truyền thống của Hải quân Hoàng gia gửi những thiếu sinh quân tuổi từ 15 đến 17 ra biển; nhưng sau đó việc thực hành này nói chung được chấm dứt không lâu sau vụ thảm họa, và những người dưới 18 tuổi chỉ phục vụ trên những tàu chiến thường trực trong những hoàn cảnh rất ngoại lệ.<ref name="Turner_96-97"/>
 
[[Bộ Tuyên truyền]] [[Đức Quốc |Đức quốc xã]] nhanh chóng lợi dụng sự thành công của cuộc đột kích,<ref name="scapa_wrecks">{{harvnb|Smith|1989|pp=89–95}}</ref><ref>{{chú thích |title = German claims| newspaper = The Scotsman |date = 17 tháng 10 năm 1939}} (Subscription required)</ref> và những tin tức truyền thanh theo lời tường thuật của [[Hans Fritzsche]] trình bày một cảm giác chiến thắng suốt nước Đức.<ref>{{chú thích | title = Two Broadcasts by Hans Fritzsche | url = http://www.calvin.edu/academic/cas/gpa/hf1.htm | accessdate = ngày 1 tháng 1 năm 2007}}</ref> Prien và thủy thủ đoàn của ông về đến [[Wilhelmshaven]] lúc 11 giờ 44 phút ngày [[17 tháng 10]] và lập tức được hoan nghênh như những anh hùng, khi biết được rằng Prien được tặng thưởng [[Huân chương Chữ thập sắt|Huân chương Chữ thập sắt Hạng nhất]], và mỗi người trong thủy thủ đoàn Huân chương Chữ thập sắt Hạng hai.<ref name="Snyder_p179-180">{{chú thích | last = Snyder| title = The Royal Oak Disaster | pages = 179–180}}</ref> [[Adolf Hitler|Hitler]] gửi máy bay riêng của mình đến để đưa toàn bộ thủy thủ đoàn đến [[Berlin]], nơi ông trao thêm cho Prien [[Huân chương Chữ thập sắt Hiệp sĩ]].<ref>{{chú thích | last=Williamson | first=Gordon | coauthors=Bujeiro, Ramiro | title=Knight's Cross and Oak-Leaves Recipients 1939-40 | publisher=Osprey Publishing | date=2004 | pages=20-23 | isbn=978-1841766416 | url=http://books.google.co.uk/books?id=d4vIp-yLuYsC&pg=PA20}}</ref> Phần thưởng này, lần đầu tiên được trao tặng cho một sĩ quan tàu ngầm Đức, sau này trở thành một tưởng thưởng thường lệ dành cho các chỉ huy U-Boat thành công. Dönitz được thưởng công bằng việc thăng hàm từ Đại tá lên Chuẩn Đô đốc và là Đô đốc Tư lệnh hạm đội U-Boat.<ref name="Snyder_p179-180">{{harvnb|Snyder|1976|pp=179–180}}</ref>
 
Prien được đặt biệt danh "The Bull of Scapa Flow" (Con bò Scapa Flow) và thủy thủ đoàn của ông đã trang trí tháp điều khiển của ''U-47'' bằng một biểu trưng con bò khịt mũi, sau này được lấy làm biểu tượng cho cả [[Hải đội U-boat 7]]. Bản thân ông được nhiều lời mời phỏng vấn trên radio và báo chí,<ref name="Snyder_p179-180">{{harvnb|Snyder|1976|pp=179–180}}</ref> và quyển tự truyện của ông được xuất bản một năm sau đó với tựa đề ''Mein Weg nach Scapa Flow''.{{Ref_label|I|i|none}} Được viết thuê bởi một nhà báo Đức, trong những năm sau chiến tranh một số điểm được nêu liên quan đến những sự kiện vào [[tháng mười|tháng 10]] năm [[1939]] bị đặt nghi vấn rất nhiều.<ref>{{chú thích | last = Weaver| title = Nightmare at Scapa Flow, ''Chapter 10: ''The Neger in the Woodpile}}</ref><ref>{{chú thích | last = McKee| title = Black Saturday, ''Chapter 13: ''Such Exaggerations and Inaccuracies...}}</ref>
[[Tập tin:Churchill Barrier 1.jpg|nhỏ|phải|Churchill Barrier 1 giờ đây chặn ngang eo Kirk, con đường mà Prien xâm nhập Scapa Flow]]
Báo cáo chính thức của Bộ Hải quân Anh Quốc về thảm họa lên án hệ thống phòng thủ tại Scapa Flow, khiển trách Đô đốc chỉ huy Orkney và Shetland, Sir [[Wilfred French]], về tình trạng không chuẩn bị của chúng. French bị đưa về danh sách nghỉ hưu,<ref>{{chú thích | last = Weaver | title = [[#Weaver|Nightmare at Scapa Flow]] | page = 120}}</ref> mặc dù đã lên tiếng cảnh báo vào mùa Hè trước đó về hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm kém cỏi của Scapa Flow, và tình nguyện đích thân đưa một con tàu nhỏ hoặc tàu ngầm băng qua các tàu ụ cản để chứng minh quan điểm của mình.<ref>{{chú thích | last = Weaver | title =Nightmare at Scapa Flow | page = 123}}</ref> Theo lệnh của Churchill, các con đường tiếp cận phía Đông vào Scapa Flow được lấp kín bằng [[đường nổi]] bê-tông nối liền [[Lamb Holm]], [[Glimps Holm]], [[Burray]] và [[South Ronaldsay]] đến [[Mainland, Orkney|Mainland]]. Được xây dựng chủ yếu bởi [[tù binh|tù binh chiến tranh]] người Ý,<ref>{{chú thích | title = The Churchill Barriers | publisher = Undiscovered Scotland | url = http://www.undiscoveredscotland.co.uk/eastmainland/churchill | accessdate = ngày 3 tháng 2 năm 2007}}</ref> [[Churchill Barriers]], như chúng được gọi, cuối cùng cũng hoàn tất vào [[tháng chín|tháng 9]] năm [[1944]], cho dù chỉ được chính thức khai trương không lâu sau [[Ngày chiến thắng tại Châuchâu Âu|Ngày chiến thắng]] vào [[tháng năm|tháng 5]] năm [[1945]].<ref>{{chú thích | title = The Churchill Barriers | work = Burray | url = http://www.simontreasure.name/html/burray_.html | accessdate = ngày 3 tháng 2 năm 2007}}</ref> Giờ đây chúng là một phần của hạ tầng kiến trúc vận tải tại Orkney, mang con đường A961 giữa các hòn đảo.
 
Trong những năm tiếp theo, một tin đồn lan truyền là Prien đã được hướng dẫn vào Scapa Flow bởi Alfred Wehring, một điệp viên Đức sinh sống tại Orkney dưới vỏ bọc một thợ đồng hồ người Thụy Sĩ tên Albert Oertel.<ref name=haywood>{{chú thích | last = Haywood| title = [[#Haywood|Myths & Legends]] | pages = 30-31}}</ref> Sau cuộc tấn công, Oertel đào thoát trên chiếc tàu ngầm ''B-06'' quay trở về Đức.<ref name=McKee_Ch14>{{chú thích | last = McKee | title = [[#McKee|Black Saturday]], ''Chapter 14: ''The Watchmaker who never was}}</ref> Bài tường thuật các sự kiện có nguồn gốc từ một bài báo của phóng viên Curt Riess đăng trên số ngày [[16 tháng 5]] năm [[1942]] của tạp chí Mỹ ''[[Saturday Evening Post]]'' rồi sau đó được thêm thắt bởi các tác giả khác.<ref name=haywood>{{harvnb|Haywood|2003|pp=30–31}}</ref><ref>{{chú thích | last = Knobelspiesse | first = A. V. | title = Masterman Revisited | publisher = Center for the Study of Intelligence | year = 1996 | url = https://www.cia.gov/library/center-for-the-study-of-intelligence/kent-csi/docs/v18i1a02p_0001.htm | accessdate = ngày 10 tháng 6 năm 2007}}</ref> Tuy nhiên, các cuộc tìm kiếm sau chiến tranh trong hồ sơ lưu trữ tại Đức lẫn Orkney đều không thể tìm thấy những chứng cứ cho sự hiện hữu của Oertel hay Wehring hoặc một tàu ngầm có tên ''B-06'', và toàn bộ câu chuyện được xem là hư cấu.<ref>{{chú thích | last = Snyder | title = The Royal Oak Disaster | page = 174}}</ref><ref>{{chú thích | first = Walter | last = Pforzheimer | title = Literature on Intelligence | journal= Proc. 31st Annual Military Librarian's Workshop | year=1987 | pages = 23-37 | publisher = [[Defense Intelligence Agency]] | url = http://units.sla.org/division/dmil/MLWproceedings/MLW_31_ADA220404.pdf | format=PDF | accessdate = ngày 10 tháng 6 năm 2007}}</ref>