Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Tây Bắc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (4) using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: NXB → Nhà xuất bản (4) using AWB
Dòng 30:
Tại Đông Dương, tướng [[Raoul Salan]] được cử làm Tổng tư lệnh. Trên chiến trường Việt Nam, quân Pháp chủ trương thực hiện chiến lược phòng ngự, ráo riết bình định các vùng tạm chiếm. Tướng Salan nhiều lần điện về chính quốc xin viện trợ về lực lượng và tài chính nhưng không được chấp nhận vì ngân sách đã cạn.
 
Sau khi mở các chiến dịch ở [[đồng bằng sông Hồng|đồng bằng Bắc Bộ]] năm 1951 không thành công, rút kinh nghiệm qua các chiến dịch tiến công của QĐNDVNm kể từ sau [[Chiến dịch Biên giới]], phân tích tình hình trên chiến trường, đánh giá khách quan hơn về tương quan lực lượng, [[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Trung ương Đảng Lao động Việt Nam]] và [[Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam]] đã nhận định phương hướng chiến lược có lợi lúc này là chiến trường rừng núi. Vì vậy, ngày 17 tháng 7 năm 1952, Trung ương Đảng quyết định thành lập [[khu Tây Bắc]], gồm bốn tỉnh [[Lai Châu]], [[Sơn La]], [[Lào Cai]], [[Yên Bái]], rộng 44.300 km2, dân số 44 vạn người. Đây là một vùng rừng núi trùng điệp, nhiều dãy núi cao hơn 1000 mét; giữ vị trí chiến lược quan trọng đối với [[Đông Dương]]. Tháng 9 năm 1952, Trung ương Đảng chủ trương: ''"Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tìm nơi sơ hở của dịch mà đánh và hướng tiến công chiến dịch lên Tây Bắc."''<ref>Lê Mậu Hãn (chủ biên), NXBNhà xuất bản: 2006, Đại cương lịch sử Việt Nam - tập 3; NXBNhà xuất bản: Giáo dục.</ref>
 
Phương châm hoạt động là ''"đánh dài ngày, đánh liên tục, tiến từng bước chắc, đồng thời sẵn sàng nắm thời cơ thuận lợi để phát triển nhanh chóng. Về chiến thuật là vây điểm, diệt viện; diệt viện, phá điểm"''<ref>Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch, t.4, tr.240.</ref>
Dòng 140:
[[Bernard Fall]] đã viết về tình hình chiến dịch như sau: ''"Các sư đoàn Việt Minh ngay trước mắt người Pháp đang làm chủ trên không, đã vượt quá 180 dặm trong 6 tuần liền mà chẳng phải dùng đến một con đường bay một xe cơ giới nào... Đến ngày [[10 tháng 12]], người Pháp mới rút lui tương đối an toàn về sau [[Phòng tuyến Tassigny]] ở phía bắc [[Hà Nội]] nhưng cũng phải thiệt hại khá nặng về cả người và trang bị"''.
 
Ngày [[10 tháng 12]] năm 1952, Hội nghị sơ kết chiến dịch phía [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] nhận định: ''"Chiến dịch Thu Đông 1952 đã thành công vượt mức dự kiến."''<ref>Đại tướng Võ Nguyên Giáp, NXBNhà xuất bản: 2006, Tổng tập Hồi kí; NXBNhà xuất bản: Quân đội nhân dân (Hữu Mai thể hiện).</ref> Hướng Tây Bắc, QĐNDVN đã tiêu diệt và bắt 6.029 quân Pháp và chư hầu; ngoài ra còn thu được thắng lợi quan trọng ở [[Phú Thọ]], tiêu diệt 1.711, bắt 173. Toàn chiến dịch, QĐNDVN đã xóa bỏ và chiếm 85 vị trí, thu 3.785 súng các loại, 90 máy vô tuyến điện, 1459 dù, mở rộng kiểm soát thêm 28.000 km2 với 250.000 dân trong đó có [[sơn La (thành phố)|thị xã Sơn La]] và toàn tỉnh [[Sơn La]] (trừ Nà Sản). Ở đồng bằng [[Liên khu 3]], tiêu diệt 12 vị trí cỡ đại đội, diệt 4.031 quân Pháp và chư hầu, bắt 1.746, mở rộng nhiều khu căn cứ ở tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng, nối liền vùng kiểm soát Tây Bắc với căn cứ địa [[Việt Bắc]] và Thượng Lào, giữ vững thế chủ động tiến công, làm thất bại âm mưu mở rộng chiếm đóng của Pháp.
 
Tuy còn những hạn chế, nhưng chiến dịch này vẫn giành được thắng lợi lớn. Vì vậy, ngày 29 tháng 1 năm 1953, trong hội nghị tổng kết Chiến dịch Tây Bắc, Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]] khen ngợi: ''"Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác bằng lòng các chú, lần này chưa phải hoàn toàn, nhưng hơn mọi lần trước"''<ref>Hồ sơ 579, trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng.</ref>