Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phục Hưng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Mucrime (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
n sửa chính tả 3, replaced: Thế Giới → Thế giới, Khai Sáng → Khai sáng, Chính tòa → chính tòa using AWB
Dòng 38:
Những thể chế chính trị độc đáo của Italia hậu kỳ Trung Đại khiến cho một số người lập luận rằng điều kiện xã hội khác thường của nó cho phép sự nảy nở văn hóa hiếm có. Italia không tồn tại một thực thể chính trị thống nhất ở thời kỳ này. Thay vào đó, nó chia thành nhiều lãnh địa, thị quốc lớn nhỏ: [[Vương quốc Napoli]] thống trị phương Nam, [[Cộng hòa Firenze]] và [[Lãnh địa Giáo hoàng]] ở trung tâm, [[Milan]] và [[Genova]] lần lượt ở phía bắc và phía tây, [[Venezia]] ở phía đông. Mặt khác, Italia thế kỉ 15 là một trong những khu vực đô thị hóa nhất châu Âu đương thời<ref>Kirshner, Julius, ''Family and Marriage: A socio-legal perspective'', [http://books.google.com/books?id=x9grA0fWpDMC&pg=PA89&lpg=PA89&dq=italy+urban+population+15th+century&sig=7QjemnDKllytG-1qNFygZFmlUD0 ''Italy in the Age of the Renaissance: 1300–1550''], ed. John M. Najemy (Oxford University Press, 2004) tr.89</ref>. Ở các thành phố này nhiều phế tích và dấu ấn La Mã vẫn còn duy trì, dường như bản chất cổ điển của Phục Hưng gắn với cội nguồn của nó tại nơi từng là trái tim của Đế quốc La Mã cổ xưa<ref>Burckhardt, Jacob, ''The Revival of Antiquity', [http://www.boisestate.edu/courses/hy309/docs/burckhardt/3-2.html ''The Civilization of the Renaissance in Italy]'' (trans. by S.G.C. Middlemore, 1878)</ref>.
 
[[Quentin Skinner]] chỉ ra rằng [[Otto của Freising]] người Đức thăm Italia thế kỉ 12 đã ghi nhận một dạng thức tổ chức xã hội và chính trị mới lan rộng khắp Italia, khiến cho Italia ít nhiều đã thoát ra khỏi [[chế độ phong kiến]] thông thường để tiến tới một xã hội dựa trên thương nhân và [[thương mại]]. Đi cùng với điều này là một tư tưởng chống quân chủ, như thể hiện trong nhóm tranh tường nổi tiếng ở [[Siena]] của [[Ambrogio Lorenzetti]], ''Ngụ ngôn về Chính phủ Tốt và Xấu'', với thông điệp mạnh mẽ về những đức tính bình đẳng, công bằng, chủ nghĩa cộng hòa và một nền cai trị công minh. Tự tách biệt mình khỏi cả Giáo hội và Đế quốc, các cộng hòa thành thị này tin tưởng vào lý tưởng tự do<ref>Skinner, Quentin, ''The Foundations of Modern Political Thought'', vol I: ''The Renaissance''; vol II: ''The Age of Reformation'', Cambridge University Press, tr. 69</ref>. Tuy rằng các thị quốc mang danh ''cộng hòa'' này về thực chất là các [[chính thể đầu sỏ]], chúng là các chính quyền chịu trách nhiệm trước dư luận và ít nhiều mang các đặc điểm của một nền dân chủ<ref>Stark, Rodney, ''The Victory of Reason'', New York, Random House, 2005</ref><ref>Martin, J. and Romano, D., ''Venice Reconsidered'', Baltimore, Johns Hopkins University, 2000</ref>; chính nền chính trị tương đối tự do này tạo điều kiện thuận lợi cho những tiến bộ về nghệ thuật và học thuật<ref name="burckhardt-republics">Burckhardt, Jacob, ''The Republics: Venice and Florence'', ''[http://www.boisestate.edu/courses/hy309/docs/burckhardt/1-7.html The Civilization of the Renaissance in Italy]'', translated by S.G.C. Middlemore, 1878.</ref>. Ngoài ra, vị trí của các thị quốc Italia, nhất là Venezia, như những trung tâm giao thương lớn của khu vực cho phép sự tiếp thu (cũng như truyền bá) tiến bộ. Những thương nhân mang lại nhiều ý tưởng mới từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là miền [[Levant]]. Sự giàu có khổng lồ của các thương nhân và quý tộc Italia đem lại một công chúng rộng rãi cũng như các nhà bảo trợ hào phóng, cho phép các dự án nghệ thuật cá nhân nảy nở và nhiều người có nhiều thời gian thư nhàn cho nghiên cứu<ref name="burckhardt-republics">Burckhardt, Jacob, ''The Republics: Venice and Florence'', ''[http://www.boisestate.edu/courses/hy309/docs/burckhardt/1-7.html The Civilization of the Renaissance in Italy]'', translated by S.G.C. Middlemore, 1878.</ref>.
 
===Dịch hạch===
Một số người lập luận rằng sự tàn phá của [[Cái chết Đen]] ở [[Firenze]], đổ bộ vào châu Âu vào những năm 1348-1350, dẫn đến một sự thay đổi thế giới quan của người Italia thế kỉ 14. Italia là nơi chịu ảnh hưởng đặc biệt khốc hại của trận dịch hạch này, và người ta phỏng đoán rằng sự quen thuộc với chết chóc và bất lực của đức tin đã khiến cho nhiều nhà tư tưởng nhìn vào hiện thực trên trần gian hơn là tính tinh thần và thế giới bên kia.<ref>[[Barbara Tuchman]] (1978) ''A Distant Mirror'', Knopf ISBN 0-394-40026-7.</ref> Có người suy luận hoàn toàn khác, cho rằng Cái chết Đen đã làm gia tăng lòng mộ đạo thể hiện trong sự bảo trợ các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo.<ref>[http://www.ucalgary.ca/applied_history/tutor/endmiddle/bluedot/blackdeath.html The End of Europe's Middle Ages: The Black Death] University of Calgary website. (Retrieved on ngày 5 tháng 4 năm 2007)</ref> Nhưng dù sao thì dịch hạch chỉ là một yếu tố, kết hợp với các yếu tố trên để giải thích sự xuất hiện Phục Hưng ở Ý.<ref name="brotton">Brotton, J., ''The Renaissance: A Very Short Introduction'', [[Oxford University Press|OUP]], 2006 ISBN 0-19-280163-5.</ref>
 
Mầm mống bệnh dịch đến từ những chiếc thuyền buồm trở về từ các cảng châu Á mang theo [[bọ chét]] và nhanh chóng lan rộng ro sự thiếu vệ sinh và y tế đương thời. Dân số Florence đã giảm gần một nửa chỉ trong năm 1347, kéo theo đó là một sự thiếu hụt nhân công lao động. Lương của người lao động tăng đáng kể, và người bình dân nhờ đó mà có nhiều tự do hơn, thậm chí còn du hành đi tìm những nơi có điều kiện làm việc thuận lợi nhất.<ref>Netzley, Patricia D. ''Life During the Renaissance.''San Diego: Lucent Books, Inc., 1998.</ref>
Dòng 54:
===Truyền thống bảo trợ nghệ thuật ở Firenze===
[[Tập tin:Lorenzo de' Medici-ritratto.jpg|nhỏ|upright|[[Lorenzo de' Medici]], nhà cai trị [[Firenze]] nổi tiếng vì bảo trợ nghệ thuật.]]
Từ lâu người ta đã tranh cãi tại sao Phục Hưng là bắt đầu từ [[Firenze]] mà không phải nơi nào khác. Một số người nhấn mạnh vai trò của dòng họ [[Medici]], một gia đình nhiều đời là chủ ngân hàng lớn nhất và sau là công tước của Firenze, đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị thành phố cũng như khuyến khích nghệ thuật. Đặc biệt, [[Lorenzo de' Medici]] (1449–1492) tức "Lorenzo Vĩ đại" không chỉ là một nhà bảo trợ nghệ thuật lớn mà còn là người tích cực khuyến khích các gia đình trưởng giả ở Firenze quan tâm tới nghệ thuật và bảo trợ nghệ sĩ. Dưới thời của ông nhiều nghệ sĩ vĩ đại [[Leonardo da Vinci]], [[Sandro Botticelli]], và [[Michelangelo Buonarroti]] có cơ hội thể hiện tài năng<ref name="strathern">Strathern, Paul ''The Medici: Godfathers of the Renaissance'' (2003)</ref>. Các cơ sở tôn giáo cũng đặt hàng hàng loạt tác phẩm, như tu viện di San Donato agli Scopeti<ref>Guido Carocci, I dintorni di Firenze, Vol. II, Galletti e Cocci, Firenze, 1907, tr. 336-337</ref>.
 
Tuy nhiên, sự thật là không phải tới thời Lorenzo nắm quyền Phục Hưng mới ra đời, mà bản thân gia đình Medici cũng chỉ thừa hưởng truyền thống trọng nghệ thuật của Firenze và phát huy nó. Một số người cho rằng Firenze trở thành nơi khởi đầu Phục Hưng là do may mắn, nghĩa là đơn thuần bởi vì những vĩ nhân ngẫu nhiên sinh ra ở đây: cả da Vinci, Botticelli và Michelangelo đều là người xứ [[Toscana]] (mà Firenze là thủ phủ)<ref name="burckhardt-individual">Burckhardt, Jacob, ''The Development of the Individual'', ''[http://www.boisestate.edu/courses/hy309/docs/burckhardt/2-1.html The Civilization of the Renaissance in Italy]'', dịch bởi S.G.C. Middlemore, 1878.</ref>. Tuy nhiên các nhà sử học khác phản đối ý kiến cho rằng đây là sự ngẫu nhiên và quy cho truyền thống trọng nghệ thuật của Firenze<ref>Stephens, J., ''Individualism and the cult of creative personality'', ''The Italian Renaissance'', New York, 1990 tr. 121.</ref>.
Dòng 82:
 
==== Kiến trúc ====
Kiến trúc Phục Hưng thường được chia làm ba giai đoạn chính: Phục Hưng hay Sơ kỳ Phục Hưng (thế kỉ 15), Trung kỳ Phục Hưng (1500-1525), Trường phái kiểu cách (1525-1600). Kiến trúc sư [[Filippo Brunelleschi]] được coi là người tiên phong khuynh hướng nghiên cứu các tòa nhà thời cổ điển và tư liệu cổ đại (như tác phẩm của [[Vitruvius]]) cũng như hình học để tạo nên một phong cách mới, nhấn mạnh vào tính [[đối xứng]], tỉ lệ, tính đều đặn của các yếu tố. Một trong những công trình tiêu biểu nhất về kỹ thuật xây dựng mái vòm của Brunelleschi là [[Nhà thờ Chínhchính tòa Firenze]].<ref>Hooker, Richard, ''[http://www.cartage.org.lb/en/themes/arts/Architec/RenaissanceArchitecture/ArchitectureandPublicSpace/ArchitectureandPublicSpace.htm Architecture and Public Space]'' (Retrieved ngày 10 tháng 5 năm 2007)</ref>. Trong khi đó, công trình kiến ​​trúc nổi bật nhất trong thời kỳ Trung kỳ Phục Hưng là [[Vương cung thánh đường Thánh Phêrô]], kết hợp tài năng của các thiên tài thời bấy giờ là [[Bramante]], [[Michelangelo]], [[Raffaello]], [[Antonio da Sangallo trẻ|Sangallo]] và [[Carlo Maderno|Maderno]] <ref>{{chú thích sách|last=Fletcher|first=Banister|title=History of Achitecture on the Comparative Method for the student, craftsman and amateur|year=1975|publisher=Macmillan Pub Company|location=New York|isbn=9997460553}}</ref>.
 
Những kiểu thức cột thời La Mã được lựa chọn là: [[Thức cột Toscan|Toscan]], [[Thức cột Doric|Doric]], [[Thức cột Ionic|Ionic]], [[Thức cột Corinth|Corinth]] và kiểu hỗn hợp. Những thức cột này có thể được cấu trúc nhằm hỗ trợ những dãy cuốn<!--đường có mái vòm--> hay khuôn cửa, hoặc được dùng để trang trí hoàn toàn, hay còn được dùng để làm [[trụ bổ tường]]. Một trong những công trình đầu tiên sử dụng trụ bổ tường là tòa nhà Sagrestia Vecchia<!--dịch ra là Kho để đồ thánh--> (1421–1440) được xây dựng bởi Filippo Brunelleschi.<ref>{{chú thích sách|title=Filippo Brunelleschi: The Buildings|last=Saalman|first=Howard|publisher=Zwemmer|year=1993|isbn=0-271-01067-3}}</ref>
Dòng 124:
Bất chấp điều đó, khoảng năm 1450, các bài viết của [[Nicholas Cusanus]] báo trước thế giới quan [[thuyết nhật tâm|nhật tâm]] của [[Copernicus]] theo cách diễn giải triết học. Nhà bác học lớn nhất của thế kỷ 15 là Leonardo da Vinci, mặc dù thường được biết đến như một nhà phát minh, ông đã tiến hành các nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc, có hệ thống. Da Vinci đã tiến hành giải phẫu, quan sát và vẽ lại cơ thể người và động vật, thực hiện các thí nghiệm có kiểm soát về động học, khí động học và thủy động học, nhất là đã trình bày các nguyên tắc cơ bản của phương pháp khoa học. Fritjof Capra, người đã chỉ ra tầm quan trọng từng ít được chú ý của những nghiên cứu này, đã gọi ông là "cha đẻ của khoa học hiện đại" (thay vì Galilei hay [[Francis Bacon|Bacon]])<ref>Capra, Fritjof, ''The Science of Leonardo; Inside the Mind of the Great Genius of the Renaissance'', New York, Doubleday, 2007</ref>.
 
Phát kiến [[Tân Thế Giớigiới]] của [[Christopher Columbus]] đã mở ra một thế giới quan mới rộng rãi hơn nhiều, đồng thời các quan sát thực tiễn bắt đầu thách thức các quan niệm tưởng chừng vững chắc cổ xưa. Khi Cải cách Kháng Cách và [[Phong trào Chống Cải Cách|sự phản kích của Giáo hội]] đụng độ, Phục Hưng phương Bắc chứng kiến một sự chuyển dịch trọng tâm có tính quyết định từ triết học tự nhiên Aristotle sang hóa học và các khoa sinh vật học ([[thực vật học]], [[giải phẫu học]] và [[y học]])<ref>[[Allen Debus]], ''Man and Nature in the Renaissance'' (Cambridge: Cambridge University Press, 1978).</ref>. Những tiến bộ quan trọng cũng đạt được trong [[thiên văn học]], [[vật lý]], [[toán học]], [[sinh học]]<ref>{{chú thích sách
| last = Hunt
| first = Shelby D.
Dòng 135:
</ref>.
 
Một vài người xem đây là một cuộc "[[cách mạng khoa học]], báo hiệu sự bắt đầu của kỷ nguyên hiện đại<ref>Butterfield, Herbert, ''The Origins of Modern Science, 1300–1800'', tr. viii</ref>, những người khác thì chỉ coi nó là một sự tăng tốc của một tiến trình liên tục bắt đầu từ thời cổ đại tới ngày nay<ref>Shapin, Steven. ''The Scientific Revolution'', Chicago: University of Chicago Press, 1996, tr. 1.</ref>. Tuy nhiên, nhìn chúng có sự nhất trí rằng thời Phục Hưng đã xảy ra những thay đổi đáng kể trong vũ trụ quan và phương pháp giải thích các hiện tượng tự nhiên của con người<ref name="short-science">Brotton, J., "Science and Philosophy", ''The Renaissance: A Very Short Introduction'' [[Oxford University Press]], 2006 ISBN 0-19-280163-5.</ref>. Dấu mốc đáng nhớ nhất là năm 1543, năm mà cả hai cuốn ''De humani corporis fabrica'' ("Về sự hoạt động của cơ thể người") của [[Andreas Vesalius]] cung cấp một sự tự tin mới về vai trò của phân tích, quan sát và cái nhìn [[cơ giới luận]] về giải phẫu học<ref name="short-science">Brotton, J., "Science and Philosophy", ''The Renaissance: A Very Short Introduction'' [[Oxford University Press]], 2006 ISBN 0-19-280163-5.</ref> cũng như ''[[De Revolutionibus Orbium Coelestium]]'' ("Về Chuyển động quay của các Thiên thể") của [[Copernicus]] cùng được xuất bản. Thuyết nhật tâm của Copernicus, một biểu tượng chói ngời về lý tính chống lại định kiến truyền thống, sau đó được [[Galileo Galilei]], [[Tycho Brahe]] và [[Johannes Kepler]] củng cố và phát triển<ref>"Scientific Revolution" trong ''[[Encarta]]''. 2007. [http://encarta.msn.com/encyclopedia_701509067/Scientific_Revolution.html.]</ref>. Quan trọng không kém là các tác giả như Copernicus, Galileo và [[Francis Bacon]] đã trình bày những đặc điểm quan trọng mà một nền khoa học mới nên có để đạt được tiến bộ, tức [[phương pháp khoa học]]. Chúng bao gồm tầm quan trọng của bằng chứng thực nghiệm, vai trò của toán học, và từ bỏ đường lối thuần túy dựa vào luận lý của Aristotle<ref>Burke, Peter (2000) ''A Social History of Knowledge: From Gutenberg to Diderot'' Polity Press, Cambridge, Massachusetts, [http://books.google.com/books?id=fbGuxIsGjwsC&pg=PA40 tr. 40], ISBN 0-7456-2484-7</ref>.
 
===Tôn giáo===
{{Chính|Cải cách Kháng Cách|Phong trào Chống Cải Cách}}
[[Tập tin:Alexander VI - Pinturicchio detail.jpg|nhỏ|trái|[[Alexander VI]], một Giáo hoàng nhà [[Borgia]] khét tiếng gian dâm và tham nhũng.]]
Những lý tưởng mới của chủ nghĩa nhân văn, mặc dù mang tính thế tục nhiều hơn trong một vài khía cạnh, đã phát triển dựa trên một nền tảng Cơ đốc giáo, đặc biệt ở phong trào Phục Hưng phương Bắc. Phần nhiều, nếu không nói là hầu hết, các tác phẩm nghệ thuật mới được đặt hàng hoặc hiến tặng cho Giáo hội<ref>Open University article on ''[http://www.open.ac.uk/Arts/renaissance2/religion.htm Religious Context in the Renaissance]'' (Retrieved ngày 10 tháng 5 năm 2007)</ref>. Tuy nhiên, Phục Hưng đã có một ảnh hưởng sâu sắc lên nền [[thần học]] đương thời, đặc biệt là trong cách mà con người nhận thức quan hệ giữa người và Chúa Trời<ref>Open University, ''[http://www.open.ac.uk/Arts/renaissance2/religion.htm Looking at the Renaissance: Religious Context in the Renaissance]'' (Retrieved ngày 10 tháng 5 năm 2007)<name="openuni"/ref>. Nhiều nhà thần học lỗi lạc của giai đoạn này là những nhà nhân văn hoặc đi theo phương pháp nhân văn chủ nghĩa, như [[Erasmus]], [[Huldrych Zwingli|Zwingli]], [[Thomas More]], [[Martin Luther|Luther]] và [[John Calvin|Calvin]].
 
Phục Hưng xuất hiện trong một thời đại của những nhiễu nhương tôn giáo. Thời Hậu kỳ Trung Đại chứng kiến một thời kỳ những mưu đồ chính trị bao quanh chế độ [[giáo hoàng]], mà đỉnh điểm là cuộc [[Ly giáo Tây phương]], trong đó ba người đồng thời tuyên bố mình là [[giám mục]] chân chính của [[giáo phận Rôma]] (tức Giáo hoàng)<ref>[[Catholic Encyclopedia]], ''[http://www.newadvent.org/cathen/13539a.htm Western Schism]'' (Retrieved ngày 10 tháng 5 năm 2007)</ref>. Mặc dù cuộc ly giáo cuối cùng cũng được giải quyết bằng [[Công đồng Constance]] (1414), nó đánh dấu sự sa sút nghiêm trọng danh dự của Giáo hội và thế kỉ 15 chứng kiến một phong trào cải cách mang tên [[Thuyết công đồng]] (tiếng Anh: ''conciliarism'') tìm cách hạn chế quyền lực cá nhân của Giáo hoàng. Mặc dù Giáo hoàng một lần nữa nắm quyền tối thượng trong sự vụ giáo hội kể từ [[Công đồng Lateran V]] (1511), chức vị này liên tục đi kèm với những cáo buộc tham nhũng, thối nát, nổi tiếng nhất là [[Giáo hoàng Alexanđê VI]], người bị buộc các tội [[tội mại thánh|mại thánh]], [[gia đình trị]], và có 4 người con trong khi làm Giáo hoàng, và gả chúng cho các hoàng tộc để thâu tóm quyền lực<ref>[[Catholic Encyclopedia]], ''[http://www.newadvent.org/cathen/01289a.htm Alexander VI]''</ref>.
Dòng 235:
|date=ngày 7 tháng 11 năm 2011
|publisher=[[Harvard University Press]]
|author=Peter Farbaky, Louis A. Waldman}}</ref>. Phục Hưng ở Hungary diễn ra sớm do sự gần gũi về văn hóa và thương mại với miền Nam Ý, bắt đầu từ thời hoàng đế [[Sigismund của đế quốc La Mã Thần thánh|Sigismund]] nhưng trở nên nổi bật dưới thời vua [[Mátyás Corvin]] (1458-1490), người cưới công chúa [[Beatrice của Naples]] và là một nhà bảo trợ nghệ thuật nổi tiếng, xây dựng lại [[Buda]] theo phong cách Phục Hưng<ref>History section: Miklós Horler: Budapest műemlékei I, Bp: 1955, các trang 259–307</ref><ref>Post-war reconstruction: László Gerő: A helyreállított budai vár, Bp, 1980, các trang 11–60.</ref>. Buda trở thành một trong những trung tâm nghệ thuật chính phía nam Alps bấy giờ<ref name="czigany">Czigány, Lóránt, ''A History of Hungarian Literature'', "[http://mek.oszk.hu/02000/02042/html/5.html The Renaissance in Hungary]" (Retrieved ngày 10 tháng 5 năm 2007)</ref>, nơi có thư viện thế tục [[Bibliotheca Corviniana]] lớn nhất châu Âu<ref>Marcus Tanner, The Raven King: Matthias Corvinus and the Fate of his Lost Library (New Haven: Yale U.P., 2008) Xét về quy mô Thư viện Vatican lớn nhất, nhưng nó chủ yếu chứa kinh sách</ref>. Đây cũng là nơi quy tụ nhiều nghệ sĩ, học giả nổi tiếng như nhà thơ [[Junus Pannonius]], nhà sử học [[Antonio Bonfini]], nhà soạn nhạc [[Bálint Bakfark]]<ref name="czigany">Czigány, Lóránt, ''A History of Hungarian Literature'', "[http://mek.oszk.hu/02000/02042/html/5.html The Renaissance in Hungary]" (Retrieved ngày 10 tháng 5 năm 2007)</ref>.
 
====Ba Lan====
Dòng 246:
Thuật ngữ Phục Hưng lần đầu tiên được sử dụng có tính hồi chỉ bởi nhà phê bình, nghệ sĩ [[Giorgio Vasari]] (1511-1574) trong cuốn sách "Đời sống của Nghệ sĩ" (1550). Trong cuốn sách này Vasari đã nỗ lực định nghĩa cái mà ông mô tả là sự đoạn tuyệt với tính man rợ của [[nghệ thuật Gothic]]: Nghệ thuật đã suy tàn với sự sụp đổ của [[Đế quốc La Mã]], và chỉ các nghệ sĩ [[Tuscana]], khởi đầu từ [[Cimabue]] (1240-1301) và [[Giotto]] (1267-1337) tiến trình suy tàn mới đảo ngược. Theo Vasari, nghệ thuật cổ đại là trung tâm của sự tái sinh nghệ thuật Ý<ref>{{chú thích web|url=http://www.open.ac.uk/Arts/renaissance2/defining.htm |title=Defining the Renaissance, Open University |publisher=Open.ac.uk |accessdate=ngày 31 tháng 7 năm 2009}}</ref>.
 
Tuy nhiên, chỉ tới thế kỉ 19 từ tiếng Pháp ''Renaissance'' mới phổ biến rộng rãi để mô tả phong trào văn hóa tự ý thức dựa trên việc làm sống lại những hình mẫu La Mã bắt đầu từ cuối thế kỉ 13. Phục Hưng lần đầu tiên được định nghĩa<ref>Murray, P. and Murray, L. (1963) ''The Art of the Renaissance''. London: [[Thames & Hudson]] (World of Art), p. 9. ISBN 978-0-500-20008-7<name="mur"/ref> bởi nhà sử học Pháp [[Jules Michelet]] (1798-1874) trong công trình ''Histoire de France'' (Lịch sử nước Pháp) của ông. Đối với Michelet, Phục Hưng là một sự phát triển về khoa học hơn là văn hóa nghệ thuật. Ông khẳng định rằng nó bao trùm thời kỳ từ [[Christopher Columbus|Columbus]] tới [[Copernicus]] rồi [[Galileo]]; nghĩa là, từ cuối thế kỉ 15 tới giữa thế kỉ 17<ref name="Michelet"/>. Hơn nữa, Michelet phân biệt giữa cái mà ông gọi giữa tính chất "kỳ quái và gớm ghiếc" của thời Trung Cổ và các giá trị [[dân chủ]] mà ông, một người theo [[chủ nghĩa cộng hòa]] nhiệt thành, chọn như một đặc trưng của nó<ref name="brotton" />. Một người dân tộc chủ nghĩa Pháp, Michelet cũng tìm cách tuyên bố Phục Hưng là một phong trào của Pháp<ref name="brotton" />.
 
Trái lại, nhà sử học người [[Thụy Sĩ]] [[Jacob Burckhardt]] (1818–1897) trong cuốn ''Die Cultur der Renaissance in Italien'' (Về Văn hóa Phục Hưng ở Ý, 1860) mô tả Phục Hưng là giai đoạn giữa Giotto và Michelangelo ở Ý, tức là từ thế kỉ 14 tới giữa thế kỉ 16. Ông nhìn thấy trong Phục Hưng sự xuất hiện của tinh thần hiện đại về [[chủ nghĩa cá nhân|cá nhân tính]], thứ đã bị đè nén ở thời Trung Đại<ref>Burckhardt, Jacob. ''[http://www.boisestate.edu/courses/hy309/docs/burckhardt/burckhardt.html The Civilization of the Renaissance in Italy]'' (trans. S.G.C Middlemore, London, 1878)</ref>. Cuốn sách của ông có một ảnh hưởng đậm nét lên sự hình thành lối diễn giải ngày nay về Phục Hưng ở Ý<ref>Gay, Peter, ''Style in History'', New York: Basic Books, 1974.</ref>. Tuy nhiên, nhiều người cáo buộc Buckhardt là đã áp đặt một cái nhìn tuyến tính đơn giản <ref>Nguyên văn tiếng Anh là "Whiggist" ("kiểu Whig"), chỉ lối chép sử dựa trên quan niệm rằng lịch sử là một tiến trình tiến lên không ngừng hướng tới nền [[dân chủ tự do]] và nhà nước [[chủ nghĩa lập hiến|lập hiến]]. Xem tại [[:en:Whig history]]</ref> khi xem Phục Hưng là nguồn gốc của thế giới hiện đại<ref name="starn">{{chú thích tạp chí|author=Starn, Randolph|jstor=2650779|title= Renaissance Redux|journal=The American Historical Review|volume=103|issue=1 |year=1998|pages=122–124}}</ref>.
Dòng 268:
 
*[[Trung Cổ|Châu Âu Trung Cổ]]
*[[Thời kỳ Khai Sángsáng]]
*[[Danh sách các danh nhân thời Phục Hưng]]
*[[Văn hóa phương Tây]]
Dòng 290:
* Ergang, Robert (1967), ''The Renaissance'', ISBN 0-442-02319-7
* Ferguson, Wallace K. (1962), [http://www.questia.com/PM.qst?a=o&d=11874730 ''Europe in Transition, 1300–1500''], ISBN 0-04-940008-8
 
* Fletcher, Stella. ''The Longman Companion to Renaissance Europe, 1390–1530.'' (2000). 347 pp.
* Grendler, Paul F., ed. ''The Renaissance: An Encyclopedia for Students.'' (2003). 970 pp.