Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành Cộng Hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Những dấu tích còn lại: clean up, replaced: Giáo Dục → Giáo dục using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: NXB → Nhà xuất bản (2) using AWB
Dòng 4:
===Từ thành Gia Định đến trại Ông-dèm===
[[Tập tin:Citadel of Saigon 1867.png|thumb|trái|300px|Hình dáng Thành Phụng theo mô tả trong một sơ đồ quy hoạch của Pháp năm 1867]]
Ngay sau chiến được [[Thành Gia Định (1836-1859)|thành Gia Định]], cho là khu vực thành quá rộng, khó phòng thủ, chỉ huy trưởng quân Pháp là Phó đô đốc [[Charles Rigault de Genouilly|De Genouilly]] đã cho phá hủy tường thành bằng 32 khối mìn, đồng thời cho tiêu hủy toàn bộ kho tàng trong thành để tránh quân Đại Nam có thể sử dụng được trong trường hợp tái chiếm được thành. Theo ghi nhận một số nhân chứng, di hại của vụ tiêu hủy này mãi đến đầu năm 1862 vẫn còn âm ỉ.<ref name="saigonxuavanay">''Sài Gòn xưa và nay'', NXBNhà xuất bản Trẻ, 2007, tr.203-207.</ref>
 
Sau khi chiếm được toàn bộ [[Nam Kỳ]], chính quyền thực dân Pháp xây dựng các đề án quy hoạch xây dựng thành phố Sài Gòn. Trong các đồ bản của đề án quy hoạch năm 1867 và 1870, không ghi nhận công trình xây dựng nào trên khu vực thành Gia Định cũ. Mãi đến đồ bản của đề án quy hoạch năm 1873 mới ghi nhận một công trình xây dựng, nhưng không thể hiện rõ chức năng. Đây có lẽ là những cơ sở đầu tiên cho căn cứ của Trung đoàn dã chiến Nam Kỳ (''Régiment de marche de Cochinchine''), được thành lập năm 1869.<ref name="11ème RIC">[http://www.2groupeduracaof.com/11%20ric.htm 11ème régiment d'infanterie coloniale - 11ème régiment d'infanterie de marine]</ref> Trại được xây dựng bằng nhiều vật liệu sắt và gạch phá dỡ từ thành Gia Định cũ. Người bình dân bấy giờ thường gọi là trại Săng-đá (đọc trại từ ''soldat'' mà ra).<ref name="saigonxuavanay" />
Dòng 15:
Trại Ông-dèm nằm giữa trung tâm thành phố, gần các cơ sở quan trọng của chính quyền thực dân như Dinh Toàn quyền, Tòa án... vì vậy có vị trí quân sự quan trọng. Ngày [[9 tháng 3]] năm 1945, quân đội Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương, tước vũ khí và bắt giam mọi quân nhân cũng như các quan chức chính quyền thực dân Pháp. Nhiều quan chức chính quyền thực dân Pháp bị đưa về giam giữ trong trại Ông-dèm.
[[Tập tin:thanhongdem2.jpg|thumb|phải|300px|Ảnh bưu thiếp bên trong thành Ông-dèm. Tòa nhà dành cho các đại đội 4, 5, 6.]]
Khi quân Anh vào Sài Gòn để làm nhiệm vụ giải giới quân Nhật, nhằm nhanh chóng nắm quyền kiểm soát tình hình, chỉ huy quân Anh tại Đông Dương là tướng [[Douglas Gracey]] đã ra lệnh phóng thích và trang bị cho người Pháp tại Nam Bộ, đặc biệt là với các binh lính Pháp bị giam tại trại Ông-dèm. Chính lực lượng của Trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 11 (11ème RIC), cùng với Trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 5 (5è RIC) mời thành lập, đã cùng quân Anh nổ súng [[Nam Bộ kháng chiến|tái chiếm Sài Gòn]] ngày 23 tháng 9 năm 1945.<ref>''Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945-1975)'', NXBNhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1994. Chương I: Sài Gòn mở đầu cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp (23-9-1945 - 12-1946).</ref>
 
Tuy nhiên, trước phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc tại Đông Dương, sau [[Chiến tranh Đông Dương|9 năm chiến tranh]], người Pháp đành phải chấp nhận từ bỏ quyền lợi thực dân tại đây và rút quân đội ra khỏi Đông Dương. Tại miền Nam Việt Nam, quân đội Pháp bàn giao các phương tiện và cơ sở vật chất cho chính quyền Quốc gia Việt Nam, trong đó có cả trại Ông-dèm. Nhằm tăng cường lực lượng quân sự để đối phó với lực lượng [[Bình Xuyên]] chống chính phủ, [[Thủ tướng Quốc gia Việt Nam]] [[Ngô Đình Diệm]] đã cho điều một số tiểu đoàn trung thành với chính phủ vào nội đô Sài Gòn, đóng tại thành Ông-dèm. Nhờ sự chuẩn bị này, khi quân Bình Xuyên nổ súng tần công thành, quân chính phủ nhanh chóng đập tan cuộc tiến công, đẩy lùi lực lượng Bình Xuyên ra khỏi Sài Gòn. Sau khi lên ngôi vị [[Tổng thống Việt Nam Cộng hòa|Tổng thống]], nhằm xóa bỏ các tàn dư văn hóa của chế độ thực dân, đồng thời kỷ niệm chính thể mới, [[Ngô Đình Diệm]] đã cho đổi tên trại Ông-dèm thành '''thành Cộng Hòa'''.