Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân chủ Đan Mạch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thành viên chính: sửa chính tả 2, replaced: Nữ Hoàng → Nữ hoàng using AWB
n →‎top: sửa chính tả 3, replaced: . → . using AWB
Dòng 4:
Chế độ quân chủ Đan Mạch hoạt động chủ yếu theo Hiến pháp, trong đó vua được gọi là "Konge" <ref>"Chương 2 - The Royal Family" . Folketinget (Hiến pháp Đan Mạch)</ref>(quốc vương). Vua sẽ thực hiện các công việc về nghi lễ, ngoại giao và các việc khác; còn các việc quan trọng liên quan đến điều hành quốc gia sẽ do Thủ tướng Đan Mạch đảm nhiệm, vua giữ vai trò cố vấn và bị giới hạn một số quyền nhất định<ref>"Chương 2 - The Royal Family" . Folketinget.</ref>. Các quốc vương Đan Mạch không tham gia đảng phái nào, nhưng có quyền quyết định bổ nhiệm Thủ tướng và nội các mới.
 
Vương quốc Đan Mạch được thống nhất vào thế kỷ X bởi quốc vương người Viking là Gorm "Già" và con trai kế vị Harald I Bluetooth, phát triển mạnh và duy trì ở một thời gian rất lâu<ref>Europe on a Shoestring (6th ed.), . Oakland, CA: Lonely Planet. 2009. p. 307. ISBN 1742203345. Retrieved ngày 11 tháng 6 năm 2014</ref> (thế kỷ X - hiện nay). Nguyên tắc bầu chọn quốc vương lúc đầu là "tự chọn" người có tài đức lên kế vị, trường hợp cha truyền - con nối ít xảy ra. Chế độ cha truyền - con nối chính thức xác lập thời Frederick III (thế kỷ XVII), khi ông băng hà, truyền ngôi cho con mà không "tự chọn" như các vua trước. Việc xác lập chế độ quân chủ lập hiến ở Đan Mạch chính thức xuất hiện sau bão táp cách mạng năm 1848, khi Hiến pháp Đan Mạch được soạn thảo và ban hành năm 1849. Hiến pháp quy định, quốc vương chỉ có quyền về nghi lễ, tôn giáo (và một số việc khác), các viec liên quan tới chính trị và quản lý đất nước sẽ giao cho Quốc hội. Các dòng hoàng gia Đức như Schleswig-Holstein, Na-uy và Hy Lạp gia nhập vào dòng quân chủ Đan Mạch Oldenburg, làm Vua mất quyền chuyên chế, mà phải chia sẻ cho nhiều lực lượng khác nhau trong triều đình. Hiện tại, Nữ hoàng Margrethe II đã trở thành nữ quốc vương thứ hai của Đan Mạch sau tổ phụ Margrethe I, người cai trị các nước Scandinavian trong 1375-1412, trong Liên minh Kalmar.
 
== Lịch sử ==